Giải độc do nhuộm tóc

Duỗi, nhuộm tóc: Lửng lơ nguy cơ… trọc đầu

Gần đây, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị thương tổn da đầu, thậm chí rụng hết tóc do sử dụng phải thuốc nhuộm, uốn, duỗi tóc không đảm bảo chất lượng. Theo ghi nhận của chúng tôi, trên thị trường hiện nay các loại hóa chất dùng thay đổi kiểu tóc không nhãn mác, quá date… vẫn được bày bán và sử dụng tràn lan. Duỗi xong, hết tóc! Ngày 9-7, Bệnh viện Da liễu TPHCM đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 27 tuổi bị rụng hết tóc do dị ứng mỹ phẩm. Theo lời bệnh nhân, trước đó cô đã duỗi tóc tại một hiệu làm tóc ở quận 1, nhưng ngay khi về nhà, da đầu cô bỗng ngứa khủng khiếp và sau đó thì tóc bắt đầu rụng dần. Cũng là một nạn nhân của việc thay đổi kiểu tóc, màu tóc, có lẽ cả đời bà M.T.G (55 tuổi) ngụ đường Lê Văn Thọ quận Gò Vấp TPHCM sẽ không bao giờ quên được lần nhuộm tóc tại cửa hiệu T.H trên đường Cây Trâm, quận Gò Vấp.   Bà M.T.G kể, trong khi pha thuốc nhuộm tóc cho bà, nhân viên cửa hàng tóc T.H đã đổ một chai thuốc nhuộm không tên ra chén nhựa, vừa đổ ra và quậy lên thì hỗn hợp này nổi bọt trắng xóa và sôi sùng sục. Thấy vậy, họ đổ hỗn hợp trên đi và pha chén thuốc khác. Lần này, không thấy nổi bọt trắng như trước nhưng chỉ khoảng 1 phút sau khi các nhân viên thoa thuốc lên tóc bà thì da đầu bà bị rát khủng khiếp. Tiếp đó là cả mặt bà cũng bị nóng rần lên và tê, môi bà khô khốc và bà cảm thấy khó thở. Quá sợ hãi, bà lập tức đề nghị họ xả sạch tóc cho bà. Sau lần đó, da đầu bà bị tổn hại nặng, tóc khô queo và cháy vàng khè phải dưỡng hơn một năm và cắt đến 6 lần mới trở lại bình thường. Dạo một vòng các tiệm uốn tóc, các beauty salon, chúng tôi thấy những sự cố như trên quá dễ xảy ra khi mà những nơi này sử dụng bừa bãi các loại hóa chất. Nhiều nơi chỉ làm theo kiểu “nghề dạy nghề” chớ không hề có phương pháp gì cả. Bản thân họ hoàn toàn mù tịt về những tác dụng phụ của các loại hóa chất nên rất chủ quan dù ngày nào cũng phải tiếp xúc với nó. Anh Ng.V.T, thợ làm tóc cho một “salon” khá nổi tiếng ở quận Tân Bình, người đã trải qua nhiều khóa học trong nước và quốc tế cho biết, rất ít tiệm sử dụng thuốc nhuộm tóc, duỗi tóc chính hãng mà thường pha chế lại. Thậm chí khách có mang sản phẩm đến thì họ cũng pha thêm một loại hóa chất nữa để tăng hiệu quả khi sử dụng. Vì làm sản phẩm chính hãng, giá thường rất cao nên tiệm sẽ có ít tiền lời! Không chỉ sử dụng sản phẩm trôi nổi, nhiều tiệm làm tóc còn sử dụng các sản phẩm giả, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra cho khách hàng. Những điều cần biết Việc thay đổi cấu trúc tóc, màu tóc là quá trình đưa hóa chất vào bên trong sợi tóc để phá vỡ cấu trúc tự nhiên của tóc bên ngoài. Vì thế, theo nhiều chuyên gia, ngoài việc sử dụng sản phẩm chính hãng và thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, thì những mái tóc này vẫn còn rất cần được chăm sóc đặc biệt sau đó. Theo bác sĩ da liễu Hồ Xuân Vương, trên thực tế việc điều trị và phục hồi những hư tổn do tóc uốn, duỗi, nhuộm nhiều lần rất tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức vì uốn xoăn và ép thẳng tóc nhiều lần trong một thời gian ngắn dưới nhiệt độ cao, bị tác động của quá nhiều loại hóa chất, tóc sẽ mất khả năng đề kháng, dẫn đến dễ giòn và gãy, rụng. Ngay khi sử dụng thuốc duỗi, nhuộm tóc có chất lượng thì nguy cơ với người sử dụng thuốc vẫn có thể xảy ra. Theo cảnh báo của tạp chí y học British Medical (Anh), bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bệnh nhân còn có thể bị viêm da mặt và sưng phồng vì 2/3 loại thuốc nhuộm tóc hiện nay đều chứa chất Paraphenylendiamine (PPD), trong đó có khá nhiều sản phẩm dành cho duỗi nhuộm tóc chứa PPD vượt mức cho phép. Chính vì thế theo khuyến cáo của giới chuyên môn, người dùng thuốc nhuộm nên thử thuốc trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng để xem mình có bị dị ứng với thuốc hay không và khi sử dụng chỉ nên thoa thuốc cách da đầu 2cm. Có một khuyến cáo từ những chuyên gia về tóc mà chúng tôi muốn chuyển đến bạn đọc để tham khảo, đó là không nên dùng các loại thuốc nhuộm tóc sau: Revlon Color Silk, ecosystem No 1 Hair Colohant, Sewame Eshine Colohant, Kangchen 3 in1 và Ouwaiya hair dye (natural black) vì theo như cảnh báo của tờ China Daily trong cuối tháng 3 vừa qua, phần lớn sản phẩm trên được sản xuất tại Quảng Đông – Trung Quốc và đều có chứa chất gây ung thư Lentine. Chất Lentine nếu người sử dụng hít phải có thể gây ra một số bệnh qua đường hô hấp, nếu bị hấp thụ qua da có thể gây hỏng thận và gan. (Theo SGGP)   Chia sẻ Chia sẻ

Nối tóc, coi chừng mất mạng!

Muốn sở hữu mái tóc dài trong tức khắc mà không mất thời gian nuôi dưỡng tóc là lý do chính khiến nhiều cô gái trẻ, đặc biệt giới nghệ sĩ, người mẫu, diễn viên… nồng nhiệt với dịch vụ nối tóc. Tuy nhiên, những “tín đồ” của mốt làm đẹp này sẽ phải thận trọng hơn sau khi nghe thông tin về một vụ chết người nghi do nối tóc mới xảy ra ở Anh! Cô gái chết nghi do nối tóc Theo báo Anh đăng tải, Atasha Graham, 34 tuổi, người Anh gốc Jamaica, đã sử dụng kỹ thuật nối tóc để làm đẹp suốt 14 năm qua. Tháng 5.2011, Atasha Graham đi khiêu vũ ở một câu lạc bộ, trên đường trở về, cô bất ngờ ngã quỵ và ngưng thở. Mặc dù được cấp cứu ngay nhưng cô đã chết tại bệnh viện. Điều tra sơ bộ kết luận có thể Atasha Graham dị ứng quá nặng với keo nối tóc hoặc chất tẩy để loại bỏ tóc cũ. Trong máu Atasha Graham ghi nhận có chất chỉ thị dị ứng cao gấp 25 lần mức bình thường. Cơ quan điều tra đã loại trừ nguyên nhân ngộ độc thực phẩm hay do thuốc, đồng thời cũng không tìm thấy bất thường nào trong nội tạng của Atasha Graham. TS Michael Heath, nhà nghiên cứu bệnh học, cho biết ông từng gặp các trường hợp bị sốc phản vệ khi dùng dung dịch keo nối tóc không an toàn. “Trung bình mỗi năm có 10 đến 20 ca tử vong như vậy ở đất nước này, và ở Mỹ còn nhiều hơn. Tôi chứng kiến bốn trường hợp như vậy trong ba tháng gần đây”, ông Michael Heath nói. Lý giải của TS Michael Heath được xem là hợp lý cho cái chết của Atasha Graham. Nhiều hệ lụy nguy hiểm từ nối tóc TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Vân, thành viên viện Hàn lâm phẫu thuật thẩm mỹ châu Á – Thái Bình Dương (APACS) cho biết tai biến do ảnh hưởng của hoá chất nối tóc cũng từng ghi nhận ở Nhật, Thái Lan… Tại Việt Nam, thống kê của bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, trung bình mỗi tháng nơi này tiếp nhận khoảng 50 trường hợp đến thăm khám và điều trị do dị ứng mỹ phẩm làm đẹp tóc gây nên (nối tóc, nhuộm tóc, duỗi tóc…), trong đó chiếm phần lớn là các trường hợp dị ứng với mỹ phẩm, viêm da đầu, viêm nang lông, rụng tóc… do hoá chất làm đẹp tóc. “Nối tóc không an toàn như nhiều người nghĩ. Tuy đáp ứng tốt nhu cầu làm đẹp nhanh chóng của nhiều chị em nhưng nối tóc cũng mang lại nhiều hệ lụy. Các mối nối nổi cộm sẽ gây khó chịu cho da đầu. Da đầu có thể bị chằng đau khi gội đầu hoặc chải tóc. Chưa kể kỹ thuật nối tóc có những tác động thô bạo đến cấu trúc tự nhiên của tóc, làm tóc yếu đi”, BS Vân nói. Nhiều hệ lụy nguy hiểm từ nối tóc Theo TS.BS Trần Ngọc Ánh, phó chủ nhiệm bộ môn da liễu đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, tóc là một bộ phận rất nhạy cảm, dễ bị gàu, nấm… khi dùng dầu gội hoặc các hoá chất không hợp hay giữ vệ sinh da đầu không tốt. “Xét về tác động vật lý, nối tóc có thể gây chấn thương sợi tóc, làm cho tóc yếu đi và rụng nhiều hơn mức độ cho phép. Trung bình mỗi ngày tóc rụng từ 20 – 30 sợi, trong những tép tóc nối cũng sẽ có những sợi rụng, do đó lực của tóc sẽ yếu vì phải gánh lượng tóc nhiều hơn. Việc dùng keo cũng có thể gây dị ứng, viêm nang lông… Những người có mạch máu da đầu lưu thông không tốt hoặc bị viêm mũi, viêm xoang… bệnh sẽ nặng hơn”, BS Ánh lưu ý. Cũng theo BS Ánh, việc nối tóc sẽ khiến nhiều người gội đầu ít hơn bình thường, “khiến lượng bụi thường trú trên đầu nhiều hơn, tạo điều kiện cho nấm, chí và những bệnh nhiễm trùng khác phát triển”, BS Ánh nói. Cân nhắc kỹ trước khi làm đẹp BS Vân lưu ý không phải mái tóc nào cũng nối được. Tóc muốn nối phải có chiều dài tối thiểu 10cm tính từ gốc. Ngoài ra mái tóc ấy không được quá thưa để có đủ tóc nền che phủ mối nối, cũng không quá yếu để có thể đeo thêm lọn tóc nối vừa dài vừa nặng hơn nó cả chục lần. “Tuyệt đối không nên nối khi tóc đang bị rụng bệnh lý hoặc da đầu đang có mụn nhọt, gàu ngứa, viêm loét để tránh làm các tình trạng trên càng trầm trọng và khó điều trị”, BS Vân nói. Nhà tạo mẫu tóc Võ Khánh Hoàng, thẩm mỹ viện Hoàng Gia (TP.HCM) cho biết, hiện có nhiều phương pháp nối tóc (nối bấm chì, nối thắt bím, nối chỉ, nối keo, nối bằng sáp hoặc silicon kết hợp ống nhựa bọc mối nối lại…), mỗi phương pháp đều có những rủi ro riêng nên người làm đẹp cần tham vấn kỹ các chuyên gia trước khi quyết định. “Cần thận trọng với các dịch vụ nối tóc giá rẻ, bình dân vì sử dụng keo nối kém chất lượng thì sau một thời gian tóc sẽ bị phồng tại các mối nối, ảnh hưởng đến tóc thật và da đầu. Còn với nối bằng kẹp chì, khi sử dụng các hoá chất chăm sóc tóc như hấp nóng hay ép, chì sẽ nóng chảy, gây nguy hiểm cho da đầu… Tóc nối cần sự chăm sóc đặc biệt, nếu không sẽ gặp phải nhiều vấn đề rắc rối như nấm tóc, rối tóc, rụng tóc… Khi đã nối tóc, từ việc gội đầu, tạo kiểu và ngay cả việc đơn giản như chải tóc đều mất thời gian hơn bình thường. Nếu là người không đủ thời gian và kiên nhẫn để chăm sóc tóc thì tốt nhất đừng nghĩ đến việc nối tóc”, ông Hoàng khuyên. Bích Hằng – Hoàng Tùng Chia sẻ Chia sẻ

Làm sao để đối phó với những mối nguy hại do thuốc nhuộm mang lại?

Những hoạt chất sau đây hướng tới việc tăng cường chức năng gan, thận, giải độc, lọc máu, và chống oxy hóa, giúp cho các chất độc được đào thải ra ngoài cơ thể một cách nhanh nhất: Polyaktiv (Chiết xuất từ mầm gạo Oryza Sativa có chứa Polyamin): Được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng giúp hỗ trợ mọc tóc nhanh gấp 3 lần thông qua việc tăng 40% – 60% tốc độ phát triển các nhú bì với liều dùng 1-1g/mL (Oryza Polyamine), tăng đáng kể các yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển tóc: FGF-7, VEGF, IGF-1, HGF. Đồng thời, loại bỏ stress oxy hóa, giảm sự chết của tóc theo chu trình, giảm sự rụng tóc. Sự kết hợp của Polyaktiv, Dâu Tằm, Hà Thủ Ô, L-Carnitine giúp hỗ trợ kích thích mọc tóc, phục hồi tóc hư tổn, mang lại hiệu quả vượt trội với tất cả các cơ chế gây độc của thuốc nhuộm và các loại hoá chất làm tóc. L-Arginin: Hoạt chất đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường chức năng gan, cải thiện vi tuần hoàn của gan, nhờ đó tăng cường chức năng chuyển hóa và giải độc qua gan. Đặc biệt, L-arginin giúp giải độc chì, kim loại nặng, ngăn chặn tổn thương gan. L-Arginin có một vai trò quan trọng trong việc  giúp tuyến thượng thận làm việc tốt hơn, tăng sản sinh các hormone sinh dục, nhờ đó giảm nhu cầu sản sinh dihydrotestosterone (thường được cơ thể tự sản sinh để bù đắp cho lượng testosterol bị thiếu). Sự gia tăng của dihydrotestosterone là tác nhân chính gây tăng tiết chất nhờn ở chân tóc, làm tóc giảm sinh trưởng và rụng. Chính vì vậy, Sự kết hợp của L – Arginin và Kẽm giúp tăng tiết Testosteron nội sinh, từ đó giảm tiết DHT (Dihydrotestosteron – do Testosteron chuyển hoá thành), giúp giảm nguy cơ rụng tóc, hói đầu do tăng DHT. “Muốn cho xanh tóc, đỏ da, rủ nhau lên núi tìm Hà Thủ Ô”, Hà Thủ Ô đỏ từ lâu được gọi với tên “thảo dược đen tóc” với thành phần chính là các Athraglycosid có công dụng giúp tóc mọc nhanh và đen, chắc khỏe. Trong Đông Y quan niệm việc rụng tóc liên quan nhiều đến chức năng của can thận, vì vậy, Hà Thủ Ô giúp tăng cường chức năng can thận, bổ huyết, giảm rụng tóc và làm đen tóc hiệu quả. Sự kết hợp giữa Hà Thủ Ô và Bột Nấm Tai Mèo tăng cường tác dụng làm đen tóc và giảm tóc bạc, giúp tóc mọc lên đen, dày và chắc khỏe. Sự kết hợp của Vitamin B5, Biotine, L-Carnitine giúp da đầu hạn chế tiết bã nhờn, chân tóc được thông thoáng, không còn tình trạng bít tắc sẽ giúp tóc mọc lên dễ dàng hơn và giảm rụng hiệu quả. Sản phẩm Maxxhair New với sự có mặt của hoạt chất Polyaktiv từ mầm gạo Nhật Bản kết hợp các thảo dược quý như Hà Thủ Ô đỏ, Nấm Tai Mèo, thân rễ Dâu Tằm, cùng các vitamin, khoáng chất và acid amin… mang lại tác động toàn diện và mạnh mẽ giúp ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc đen, dày, chắc khỏe từ sâu bên trong. Không chỉ vậy, Maxxhair New còn hiệu quả đối với tất cả cơ chế gây độc của thuốc nhuộm và các loại hoá chất làm tóc khác. Chia sẻ Chia sẻ

Loading...