Hé lộ điều ít ai biết về nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ em khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng, không biết con mình có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không. Để có câu trả lời cho chủ đề này, cha mẹ hãy cùng Maxxhair tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra rụng tóc ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân rụng tóc không liên quan đến bệnh lý

Rụng tóc ở trẻ em có thể do rất nhiều yếu tố không phải bệnh lý gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp phải.

Rụng tóc tự nhiên ở trẻ sơ sinh

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh một hiện tượng phổ biến, mẹ không cần lo lắng quá. Bởi khoảng thời gian này, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bé bắt đầu thay đổi để thích ứng với môi trường bên ngoài tử cung. Do đó mẹ sẽ thấy bé bị rụng tóc nhiều trong khoảng 6 tháng đầu đời.

Thông thường tóc sẽ bắt đầu rụng từ tuần thứ 8 hoặc tuần thứ 12, và tóc của trẻ có thể mọc lại từ tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 7. Nhưng phải đến khoảng 2 tuổi thì tóc của bé mới đẹp được.

Đầu bị ma sát nhiều

Rụng tóc do ma sát còn được gọi là rụng tóc vùng chẩm ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính là do da đầu của trẻ bị cọ xát vào các bề mặt cứng như: gối, ga giường, nệm cũi.

Những phần da đầu bị cọ xát càng nhiều thì càng có xu hướng bị rụng tóc. Tình trạng rụng tóc sẽ dừng lại khi bé bắt đầu biết ngồi hoặc hành vi cọ đầu dừng lại.

Đầu bị ma sát nhiều 1
Đầu trẻ bị ma sát nhiều cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.

Buộc tóc quá chặt

Việc mẹ búi tóc hay buộc tóc quá chặt có thể kéo tóc của bé ra khỏi nang lông, rễ tóc bị nới lỏng và dễ bị gãy rụng. Bên cạnh đó, buộc quá chặt còn làm giảm lượng máu lưu thông đến da đầu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tóc. Đồng thời còn gây ra cảm giác căng thẳng, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh đau nửa đầu.

Hóa chất trong làm tóc

Trong các hóa chất được sử dụng để làm tóc có chứa một lượng lớn chất hữu bay hơi và kim loại nặng. Các chất này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu và gây tổn hại đến tế bào nang tóc của trẻ. Khi tế bào nang tóc bị tổn thương, không thể hấp thu dưỡng chất dẫn tới tóc bị gãy dụng.

Hóa chất trong làm tóc 1
Hóa chất khi làm tóc có thể gây ra hiện tượng rụng tóc ở trẻ.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao

Khi gội đầu bằng nước nóng, sấy tóc, hay tạo kiểu bằng nhiệt độ cao sẽ khiến tóc của trẻ bị khô, hư tổn. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng rụng tóc.

Để hạn chế tình trạng rụng tóc ở trẻ em, mẹ nên gội đầu cho bé bằng nước ấm, hạn chế việc sấy tóc ở nhiệt độ cao.

Nguyên nhân rụng tóc do bệnh lý

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau.

Trẻ bị rụng tóc trong giai đoạn Telogen

Rụng tóc Telogen còn có tên khác là Telogen Effluvium (TE), điểm nổi bật của tình trạng này là tóc của trẻ rụng đồng loại sau khi trải qua một cơn sốt, hoặc một ca phẫu thuật. Nếu trẻ bị căng thẳng kéo dài cũng có thể bị rụng tóc kiểu này.

Biểu hiện rụng tóc Telogen là số lượng tóc rụng có thể vượt hơn 100 sợi một ngày, và rụng đều toàn bộ đầu kiến mái tóc của trẻ bị thưa dần. Rụng tóc kiểu Telogen được chia làm 2 loại là:

  • Rụng tóc Telogen cấp tính: Triệu chứng rụng tóc sẽ thuyên giảm sau 3 tháng.
  • Rụng tóc Telogen mãn tính: Tình trạng rụng tóc kéo dài 6 tháng và có thể làm tóc bị mỏng suốt đời, không phục hồi được độ dày như xưa.

Bệnh lupus

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em có thể do mặc phải bệnh lupus. Bệnh lý này có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng dần, và tùy từng trẻ mà tóc có thể mọc lại hoặc không. Khi phát bệnh số lượng tóc rụng có thể tăng cao hơn so với bình thường. Lượng tóc rụng có thể thấy rõ khi mẹ gội đầu hoặc chải tóc cho bé.

Bệnh lupus 1
Bệnh lupus có thể gây rụng tóc ở trẻ nhỏ.

Hội chứng nghiện giật tóc

Hội chứng nghiện giật tóc ở trẻ còn được gọi là trichotillomania. Đây là một dạng rối loạn kiểm soát xung động, dẫn đến tình trạng phải bứt lông hay tóc ra khỏi cơ thể. Ban đầu trẻ chỉ có thói quen như xoắn tóc nhẹ, vuốt lông mi, lâu dần sẽ tạo thành thói quen phải nhổ tóc mới cảm thấy dễ chịu.

Thói quen nghiện giật tóc rất khó bỏ, nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể nhổ trụi cả tóc, lông mi, lông mày và tật xấu này sẽ không giảm mà có xu hướng trầm trọng hơn.
Hội chứng nghiện giật tóc 1
Nghiện giật tóc là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em.

Suy tuyến giáp

Một số hormone được sản xuất ở tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các nang tóc. Khi bị bệnh lý về tuyển giáp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể khiến tóc trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: ở người bị suy giáp, việc sản xuất bã nhờn ở da đầu cung kém hơn so với bình thường. Đây chính là lý do khiến tóc của người bệnh trở nên khô, da đầu dễ bị nấm và tóc dễ gãy rụng hơn.

Tình trạng rụng tóc do suy tuyến giáp rất khó nhận biết, do đó khi thấy trẻ có những dấu hiệu như: cơ thể lạnh hơn so với bình thường, tăng cân đột ngột, hay mệt mỏi, thấp thỏm và chán nản các bậc phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị.

Rụng tóc do mắc bệnh alopecia areata

Rụng tóc do alopecia areata còn có tên gọi khác là rụng tóc từng vùng. Đây là một dạng rụng tóc lành tính, không gây sẹo, không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cảm xúc của trẻ.

Rụng tóc từng mảng có thể xảy ra khi mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của trẻ tự tấn công chính cơ thể của bé. Với chứng rụng tóc alopecia Areata, các nang tóc là yếu tố bị tấn công nhiều nhất.

Hiện này khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của chứng bệnh này. Nhưng có nhiều giả thiết cho rằng yếu tố về gen có thể ảnh hưởng nhiều đến tình trạng rụng tóc từ vùng.

Rụng tóc do nấm da đầu

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em có thể là do một số loại nấm như Trichophyton hay Microsporum gây ra. Những loại nấm này thường cư trú ở vùng da đầu ẩm ướt. Chính vì vậy, nếu trẻ vệ sinh kém hay để tóc ẩm khi đi ngủ rất dễ bị nấm xâm nhập vào da đầu.

Bệnh này có thể lây lan từ người này qua người khác nếu sử dụng chung lược, khăn tắm, gối của người bị bệnh.

Ngoài việc bị rụng tóc thì trẻ còn gặp phải một số triệu chứng như: ngứa da đầu, có vảy loang lổ, xuất hiện mảng đỏ, sưng, đau, sốt,… Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ trở nặng, da đầu dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, nhiều nơi tóc không thể mọc lại được nữa.

Chính vì thế, khi bậc phụ huynh thấy bé có những triệu chứng như trên, nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Rụng tóc do nấm da đầu 1
Nấm là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em

Rụng tóc do thiếu dưỡng chất

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ có thể là dấu hiệu bé đang bị thiếu hụt các dưỡng chất như:

  • Protein: Là một thành phần quan trọng trong cấu tạo của sợi tóc. Nếu cơ thể bị thiếu hụt protein, sợi tóc sẽ bị hư tổn, suy yếu và dễ gãy rụng.
  • Vitamin H: Đây là một vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp keratin – thành phần chính trong cấu tạo của tóc. Nếu cơ thể bé bị thiếu hụt vitamin này, mái tóc sẽ bị khô xơ và gãy rụng.
  • Vitamin C: Đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, sức đề kháng sẽ suy giảm khiến tóc dễ bị tổn thương do tiếp xúc với các tác động xấu từ môi trường xung quanh.
  • Kẽm: Có vai trò trong việc cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Khi thiếu hụt vitamin này, cơ thể có thể làm tăng nồng độ hormone DHT gây ra hiện tượng rụng tóc ở trẻ.
  • Sắt: Là vi chất quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầu. Hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy và dưỡng chất đến nang tóc. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ làm giảm số lượng hồng cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang tóc và tăng nguy cơ rụng tóc.
  • Canxi: Không chỉ có tác dụng duy trì hệ xương khỏe mạnh mà nó còn đảm bảo sự phát triển của răng, tóc và móng. Nếu cơ thể bị thiếu canxi sẽ gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ.
Rụng tóc do thiếu dưỡng chất 1
Cơ thể thiếu sắt là nguyên nhân gây ra rụng tóc.

Rụng tóc do hóa trị ung thư

Một số trẻ đang điều trị ung thư bằng hóa chất sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc. Thuốc hóa chất được truyền vào cơ thể có thể gây tổn thương cho tế bào ở chân tóc, gây nên hiện tượng rụng tóc.

Tình trạng rụng tóc nhiều hay ít phụ thuộc vào loại hoá chất và liều được sử dụng. Hiện tượng rụng tóc thường bắt đầu sau  2 hoặc 4 tuần truyền hóa chất, tóc có thể mọc lại sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Để hạn chế ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, cha mẹ nên chủ động cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc đầu cho trẻ trước khi bước vào điều trị. Điều này sẽ giúp trẻ bớt lo lắng khi nhìn thấy tóc cảnh của mình bị rụng nhiều và tâm lý được thoải mái hơn trong quá trình điều trị bệnh.

Trên đây là những nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong việc xác định đâu là nguyên nhân gây rụng tóc ở bé nhà mình.

Nguồn tham khảo

https://vienyhocungdung.vn/rung-toc-o-tre-nho-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-20210916095534621.htm

http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/nguyen-nhan-rung-toc-sau-gay-o-tre-so-sinh/30783278

http://www.benhvien103.vn/rung-toc/

Cập nhật lúc: 08/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Các thông tin trên website Maxxhair.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.vn không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...