Nguyên nhân tăng DHT - Thủ phạm gây ra rụng tóc, hói đầu

Nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc, hói đầu là do sự mất cân bằng của hormone DHT. Vậy đâu là nguyên nhân tăng DHT, và hormone này gây rụng tóc như thế nào? Hãy cùng Maxxhair theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho chủ đề này nhé.

Hormone DHT là gì?

DHT là từ viết tắt của Dihydrotestosterone – hormone sinh dục nam có cấu trúc steroid thuộc nhóm hormone androgen và được sản xuất chủ yếu từ tuyến sinh dục. Hormone này tổn tại ở rất nhiều nơi trên cơ thể như: tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt.

Hormone DHT được chuyển hóa từ hormone testosterone thông qua enzyme 5-alpha-reductase (5-AR). Theo nghiên cứu, DHT có hoạt tính mạnh hơn và thời gian hoạt động dài hơn so với hormone testosterone.

DHT có vai trò khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Đối với thai nhi nó có vai trò là chất kích thích hình thành dương vật và tuyến tiền liệt. Ở giai đoạn dậy thì, hormone DHT có tác dụng hình thành đặc điểm phân biệt giới tính như: giọng nói, khối lượng cơ, mật độ lông, tóc và cơ quan sinh sản.

Trong quá trình chuyển hóa, DHT có tác dụng tăng khối lượng cơ, mật độ xương, hồng cầu, điều hòa hệ miễn dịch, tăng tiết bã nhờn, lông, tóc,…

Hormone DHT thường tăng lên khi phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh, ở đàn ông khi có những rối loạn gây suy giảm hormone testosterone. Nếu nồng độ hormone DHT tăng cao bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như:

  • Chậm lành vết thương.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Ung thư tuyến tiền liệt.
  • Bệnh về tim mạch.
  • Rụng tóc.
Hormone DHT là gì? 1
DHT-la-gi

DHT gây rụng tóc như thế nào?

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết DHT có thể bám lên các thụ thể ở khu vực nang tóc. Khi nồng độ hormone DHT trong cơ thể tăng cao chúng sẽ di chuyển theo máu đến da đầu và gắn vào các thụ thể này. Từ đó, kích thích nang tóc thu nhỏ lại và rút ngắt quá trình phát triển của tóc. Hiện tượng này sẽ khiến tóc mới mọc ra bị yếu, mảnh và dễ gãy rụng hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, DHT còn kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn khiến chân tóc bị chèn ép, tóc không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến phần chân tóc bị yếu và dễ rụng khỏi da đầu.

DHT gây rụng tóc như thế nào? 1

Nguyên nhân tăng DHT là gì?

Sự mất cân bằng về nồng độ hormone trong cơ thể có thể do rất nhiều yếu tố gây ra. Sau đây là những nguyên nhân gây tăng nồng độ DHT.

5-alpha-reductase tăng

5-alpha-reductase (5-AR) là enzyme một loại enzyme tham gia vào quá trình steroid, kích thích testosterone chuyển hóa thành hormone DHT. Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều enzyme 5-AR sẽ làm tăng nồng độ DHT trong cơ thể. Bởi càng nhiều enzyme này thì nồng độ testosterone được chuyển đổi thành DHT càng tăng.

Mất cân bằng nồng độ Testosterone

Sự tăng hoặc giảm bất thường của nồng độ Testosterone sẽ khiến nồng độ DHT tăng cao. Nếu hàm Testosterone tăng cao so với bình thường, cơ thể sẽ sản sinh ra enzyme 5-AR để chuyển hóa lượng hormone dư thừa thành DHT.

Khi nồng độ Testosterone bị suy giảm, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra lượng DHT nhiều hơn so với bình thường để bù đắp cho lượng Testosterone bị thiếu hụt.

Stress

Khi cơ thể bị stress quá mức sẽ khiến tuyến tượng thận giải phóng hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh để phản ứng lại với stress. Tuy nhiên, khi nồng độ hormone cortisol tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản sinh và chuyển đổi các hormone giới tính như: testosterone, DHT,  estrogen, progesterone,…

Stress 1
Stress có thể là nguyên nhân gây tăng hormone DHT.

Nghiện rượu hay lạm dụng rượu

Việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhiễm xenoestrogen gây mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Hơn thế nữa, xenoestrogen còn được xem như là một estrogen ngoại lai. Khi cơ thể nam giới có nồng độ estrogen ngoại lại tăng cao sẽ gây ra suy giảm nội tiết tố nam.

Hút thuốc lá nhiều

Theo một số nghiên cứu, việc hút thuốc quá nhiều còn làm suy giảm nồng độ hormone trong cơ thể. Ở nam giới, những người hút nhiều thuốc lá có nồng độ testosterone thấp và có nồng độ hormone nữ hóa tăng cao. Bên cạnh đó nó còn gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nam giới.

Do lão hóa, tuổi tác

Từ 40 tuổi trở đi, nồng độ hormone Testosterone suy khoảng 30% và tiếp tục giảm theo tỉ lệ thuận với độ tuổi. Và ngược lại với đó là nồng độ DHT càng ngày càng tăng cao.

Do lão hóa, tuổi tác 1
Khi tuổi càng cao, nồng độ Testosterone suy nhưng DHT lại tăng dần.

Bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 đều gây ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục nam. Theo một số nghiên cứu, bị tiểu đường kèm theo tình trạng thừa cân sẽ khiến nồng độ testosterone bị suy giảm. Từ đó, khiến cơ thể tăng việc sản xuất hormone DHT.

Suy thận mạn tính

Khi cơ thể bị suy tuyến thượng thận, nồng độ hormone cortisol sẽ được tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Chính điều này, sẽ khiến nồng độ hormon sinh dục nam và nữ bị suy giảm.

Bệnh lý ở vùng hạ đồi – tuyến yên

GnRH và FSH/LH là các hormone được tiết ra ở vùng hạ đồi và tuyến yên. Khi 2 vùng này bị bệnh sẽ làm suy giảm nồng độ hormone GnRH và FSH/LH gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra Testosterone, DHT của tinh hoàn.

Làm cách nào để cân bằng nồng độ DHT?

Để nồng độ DHT về mức cân bằng bạn có thể điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống, lối sống, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Sau đây là những cách để cân bằng nồng độ DHT trong cơ thể.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay để hạn chế tình trạng tăng nồng độ hormone DHT trong cơ thể, các bác sĩ có thể kê cho bạn dùng thuốc Finasteride. Đây là một hoạt chất được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong việc điều trị rụng tóc vào tháng 12 năm 1997.

Như chúng ta đã biết 5-alpha reductase là một enzyme cần thiết trong quá trình chuyển đổi từ testosterone thành hormone dehydrotestosteron (DHT). Để hạn chế việc sản sinh ra DTH, hoạt chất Finasteride sẽ ức chế hoạt động của emzyme 5-alpha reductase, từ đó hạn chế quá trình chuyển hóa từ testosterone tự do thành DHT.

Theo một số nghiên cứu, khi sử dụng finasteride liều 1mg/ngày có thể làm giảm khoảng 70% nồng độ DTH trong huyết thanh và từ 40%-60% nồng độ hormone này tại da đầu. Chính nhờ việc giảm nồng độ DHT mà hoạt chất finasteride có thể ngăn chặn tình trạng rụng tóc ở 86% nam giới.
Điều trị bằng thuốc 1
Cơ chế làm giảm nồng độ DHT của Finasteride.

Điều chỉnh lối sống

Lối sống khoa học và lành mạnh là một trong những phương pháp giúp điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể về mức cân bằng. Sau đây là những điểm bạn cần điều chỉnh trong lối sống của của mình.

  • Cai thuốc lá: Như chúng ta đã biết việc hút thuốc lá quá nhiều có thể gây tăng DHT và tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, để nồng độ DHT trở về bình thường bạn nên hạn chế hoặc cai thuốc lá.
  • Đi massage để giảm stress: Khi cơ thể bị stress kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone DHT hơn. Chính vì thế, bạn có thể lựa chọn phương pháp massage để làm giảm tình trạng stress, giúp cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Tập thể dục: Tình trạng thừa cân và lối sống ít vận động sẽ khiến bạn gặp phải nhiều bệnh lý như: tiểu đường, suy giáp, suy thận,… Để cơ thể luôn khỏe mạnh và hạn chế được các nguyên nhân gây tăng nồng độ DHT bạn có thể luyện tập thể dục 20 phút mỗi ngày.

Chế độ ăn uống

Để kiểm soát được nồng DHT bạn có thể điều chỉnh bằng việc thay đổi chế độ ăn uống. Sau đây là một số lưu ý sẽ giúp bạn giảm nồng độ DHT trong cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giàu lycopene

Các loại thực phẩm như cà chua, cà rốt, xoài, dưa hấu rất giàu lycopene. Đây là một hoạt chất có thể ức chế hormone DHT, đồng thời ngăn chặn một số bệnh mãn tính gây tăng nồng độ DHT như: ung thư tuyến tiền liệt, tiểu đường,…

Chế độ ăn uống 1
Lycopene là hoạt chất có thể ức chế hormone DHT.

Bổ sung thực phẩm giàu l’Arginine và kẽm

Hai vi chất này có tác dụng làm tăng nồng độ testosterone trong cơ thể. Khi testosterone về trạng thái cân bằng thì cơ thể sẽ dừng sản xuất DHT. Một số thực phẩm chứa nhiều l’Arginine và kẽm mà bạn có thể tham khảo như: hạnh nhân, hạt điều, rau cải xoăn, rau bina,…

Uống trà xanh

Trong lá trà có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh, đồng thời còn làm chậm hoặc ngăn chặn sự chuyển hóa testosterone thành DHT. Do đó, để hạn chế việc sản sinh ra nhiều DHT bạn có thể lựa chọn một số loại trà để uống hàng ngày.

Maxxhair – Giúp giảm nồng độ DHT, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe để cân bằng nồng độ hormone DHT trong cơ thể.

Hiện nay, Maxxhair là sản phẩm nổi bật nhất trên thị trường trong việc ức chế sự tăng sinh của hormone DTH, cải thiện tình trạng rụng tóc ở cả nam và nữ nhờ có thành phần Kẽm và L’Arginine.

Maxxhair - Giúp giảm nồng độ DHT, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả 1
Maxxhair có thể ức chế sự tăng sinh của hormone DTH.

Hai vi chất này giúp giảm nồng độ DHT trong cơ thể thông qua việc ức chế chuyển hóa testosterone thành DHT. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra testosterone, khi hormone này đạt mức độ cân bằng cơ thể sẽ không sản sinh ra DHT nữa.

Bên cạnh đó, Maxxhair còn chứa Polyaktiv được chiết xuất từ mầm gạo Ozyra sative có khả năng hỗ trợ nang tóc phát triển nhanh hơn 60% so với bình thường.

Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa Vitamin và các khoáng chất như: Vitamin B5, Biotin, Hà thủ ô đỏ, Cao dâu tằm, Bột mộc nhĩ… giúp cho sợi tóc mọc lên đen và chắc khỏe hơn.
Bạn được khuyên nên sử dụng đúng theo liệu trình để có kết quả khắc phục tình trạng rụng tóc toàn thể hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những nguyên nhân tăng DHT và cách cân bằng nồng độ hormone này để cải thiện chứng rụng tóc, hói đầu. Chúc bạn có sớm có một mái tóc dày và đen bóng.

Nguồn tham khảo

  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Dihydrotestosterone
  • https://www.healthline.com/health/dht
  • https://www.webmd.com/connect-to-care/hair-loss/symptoms-of-high-dht
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557634/
Cập nhật lúc: 08/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Các thông tin trên website Maxxhair.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.vn không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...