Tin nổi bật

Chăm sóc tóc khô, chẻ ngọn bằng các loại mặt nạ trái cây

Mùa hè là thời điểm mái tóc dễ bị khô xơ, chẻ ngọn. Nếu bạn đang phân vân tìm các phương pháp đễ chữa tóc khô và trẻ ngọn thì tại sao không thử dùng các loại mặt nạ trái cây nhỉ? Mặt nạ trái cây sẽ giúp tái tạo lại sức sống cho mái tóc khô và trẻ ngọn đấy. Cùng tìm hiểu nhé! 1. Chuối Cách 1: Nghiền một quả chuối chín, sau đó thêm 1 muỗng canh dầu ô liu vào hỗn hợp này. Áp dụng hỗn hợp này khi tóc bạn ẩm. Massage da đầu của bạn. Tiếp tục ủ mái tóc với một chiếc khăn tắm trong 30 phút. Gội lại đầu với nước ấm trước khi sử dụng dầu gội. Cách 2: Nghiền một quả chuối chín, cho thêm 2 muỗng cà phê mật ong, 2 muỗng cà phê của bột mì vào. Trộn các thành phần trên với nhau để có một hỗn hợp sền sệt. Sau khi gội sạch mái tóc với dầu gội đầu như bình thường, bạn hãy thoa hỗn hợp trên cho mái tóc và để chúng khoảng 20 phút bằng cách dùng chiếc mũ cao su trùm hết tóc hoặc quấn đầu với một chiếc khăn tắm. 2. Đu đủ Mặt nạ bằng đu đủ là biện pháp đơn giản, tự nhiên và độc đáo để chấm dứt tình trạng tóc thiếu sức sống này. Gọt vỏ, lấy nửa quả đu đủ chín trộn với ½ cốc sữa chua không đường. Thoa lên tóc và ủ khăn trong nửa giờ rồi gội bằng nước mát. 3. Quả lê Cách 1 : Đơn giản nhất là bạn hãy xay nhuyễn một quả lê và sau đó đắp lên tóc trong vòng 20 phút. Mặt nạ bằng trái lê là một cách hữu hiệu để giữ ẩm cho tóc. Cách 2: Trái lê + dầu oliu: Bạn có thể làm mặt nạ làm từ trái lê xay nhuyễn trộn lẫn với dầu oliu đun nóng, sau đó đắp lên tóc và ủ bằng khăn mặt. Loại mặt nạ này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa tóc chẻ mà còn mang lại cho bạn một mái tóc óng mượt nhờ thành phần dầu oliu trong đó. 4. Quả bơ Bơ là một loại trái cây bổ dưỡng chứa nhiều loại vitamin quan trọng như A, E, K, D, B và các khoáng chất magie, sắt, axit folic, amino axit, kali… Vì thế, các chuyên gia làm đẹp khuyên bạn nên sử dụng quả bơ như một loại mặt nạ an toàn cho da và tóc. Nguyên liệu: 1 quả bơ chín 1 quả trứng gà 2 thìa cà phê dầu ô liu (có thể thay thế bằng dầu dừa hoặc các loại tinh dầu dưỡng tóc khác) Cách làm: Bổ đôi quả bơ, bỏ hạt và vỏ, xay nhuyễn phần ruột thành một hỗn hợp sánh. Trộn chung hỗn hợp trên với trứng gà và dầu ô liu (có thể sử dụng cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà). Tiếp tục dùng thìa đánh đều các nguyên liệu với nhau. Xoa đều hỗn hợp trên từ ngọn tóc đến chân tóc. Quấn khăn hoặc dùng mũ chụp đầu nilon để ủ tóc trong thời gian từ 20-30 phút.Bạn nên gội đầu với nước ấm trước để loại sạch hoàn toàn lớp mặt nạ dính trên tóc. Sau đó mới sử dụng dầu gội và xả lại bằng nước lạnh để kết thúc cách phục hồi tóc chẻ ngọn này. Lưu ý Bạn nên chọn mua những loại dầu gội có chiết xuất từ tự nhiên như sữa, mật ong hay dầu dừa để sử dụng thường xuyên, giúp hạn chế rụng tóc và cung cấp dưỡng chất cho tóc khỏe. Xem thêm: kinh nghiệm trị rụng tóc 1. Bí quyết ngăn rụng tóc của MC Công Danh 2. Hói đầu di truyền – chữa thế nào là tốt?  3. Chữa rụng tóc do da đầu nhờn hiệu quả nhanh 4. 23 năm rụng tóc sau sinh – từ bình thường đến bất thường TPCN Maxxhair có chứa Thổ phục linh, L-Arginine và Hoàng Cầm giúp thải độc, lọc máu do ảnh hưởng của hóa chất khi uốn, nhuộm tóc ngấm vào da đầu ra ngoài cơ thể một cách nhanh nhất Đây cũng là sản phẩm đầu tiên trên thị trường giúp thải độc cơ thể đối với những người uốn nhuộm tóc, tránh các nguy cơ do tác hại của hóa chất mang lại. Ngoài ra, các dưỡng chất khác có trong Maxxhair còn giúp giải quyết hiệu quả các nguyên nhân gây ra rụng tóc, giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe, suôn mượt và bóng đẹp. Với MAXXHAIR tóc muốn rụng cũng khó Nên sử dụng ngay sau khi ép, uốn, nhuộm tóc với liều 4 viên/ ngày chia 2 lần trong 1 tuần đầu, sau đó giảm liều 2 viên/ ngày chia 2 lần với 2 tuần tiếp sau. Lưu ý: Dùng Maxxhair rất an toàn cho phụ nữ sau sinh, đang cho con bú. Không dùng cho phụ nữ đang mang thai Để biết thêm thông tin xin gọi tới Tổng đài miễn cước 1800.1564 ( giờ hành chính ) hoặc tham khảo các câu chuyện về kinh nghiệm chữa rụng tóc tại địa chỉ www.maxxhair.vn Chia sẻ Chia sẻ

Chăm sóc tóc khô như thế nào?

Tóc bị khô và chẻ ngọn là nỗi lo hầu hết của tất cả các bạn gái. Tóc bị khô có nhiều nguyên nhân như nhuộm tóc nhiều, ép tóc không đúng cách hoặc mái tóc chăm sóc không đúng cách. Để chữa tóc khô cũng tương đối đơn giản nếu bạn có phương pháp chăm sóc tóc đúng cách. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn lấy lại vẻ đẹp mượt mà cho mái tóc . Tóc khô và hư tổn cần được chăm sóc đúng cách. Tìm loại dưỡng ẩm cho tóc tốt Rất nhiều sản phẩm có nhãn hiệu dưỡng ẩm nhưng thực chất nó chỉ tạo một lớp chất làm mềm tóc trên bề mặt tóc mà thôi. Nên dùng những sản phẩm dưỡng tóc có tinh dầu tự nhiên như dầu oliu hoặc glyxerin, xoc-bi-ton, mỡ chiết xuất từ cây hạt mỡ (Shea butter). Không nên dùng dầu gội có tinh dầu khoáng chất và mỡ bôi trơn (petroleum) vì chúng ngăn không cho độ ẩm thấm vào tóc. Máy sấy tóc: Lợi hay hại? Máy sấy là công cụ tạo kiểu cho tóc, nhưng các loại máy sấy nóng, máy uốn, máy duỗi làm tóc bị tổn thương. Nếu muốn tạo kiểu thì nên bôi kem tạo kiểu tóc bằng nhiệt khi tóc còn ẩm trước. Nếu bạn có tóc tơ thì nên tạo kiểu chỉ ở phần đuôi tóc. Chú ý đến thời tiết Dù cho tóc bạn thuộc loại nào đi nữa thì thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến tóc. Không khí lạnh, ánh sáng mặt trời có thể làm khô tóc – cũng như tác hại của muối và clo. Nếu điều kiện làm việc buộc bạn hay phơi tóc ngoài trời, nên xem xét việc dùng dầu gội và dầu xả cho tóc khô, và nên đội mũ để bảo vệ tóc khỏi bị cháy nắng. Massage tóc Nếu tóc bạn thuộc loại cực kỳ khô thì nên dùng dầu dừa hoặc jojoba. Massage tóc với một vài giọt dầu khi tóc còn ẩm và để trong vài phút. Sau đó gội sạch bằng dầu gội dưỡng ẩm và dầu xả. Và nên để tóc khô tự nhiên, không dùng máy sấy quá nhiều. Khi đi ngủ Chăm sóc tóc cẩn thận, ngay cả khi đi ngủ. Gỡ rối tóc, chải tóc bằng lược, đồng thời chải tóc cũng loại bỏ chất dầu bám trên da đầu. Nếu bạn có tóc dài, xoắn thành búi lỏng, cột lại và nằm ngủ bình thường. Nếu tóc ngắn, nên nằm gối bằng lụa là tốt nhất. Không nên dùng nhiều hóa chất Hóa chất làm mất độ ẩm của tóc và làm tóc suy yếu. Nên nhuộm màu gần giống với màu tóc tự nhiên của bạn để tránh sử dụng quá nhiều thuốc nhuộm trên tóc. Đồng thời cách quãng việc làm tóc để tóc có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Gội đầu như thế nào Có thể bạn muốn tóc sạch sẽ mỗi ngày, nhưng việc gội đầu thường xuyên cũng gây tác hại cho tóc. Chỉ gội đầu hàng ngày nếu bạn có tóc dầu. Còn những loại tóc khác chỉ nên gội đầu 2 ngày/lần. Chế độ ăn uống Tóc rất cần chất béo có lợi, vì thế nên ăn nhiều bơ, cá hồi, dầu oliu. Những loại này có chứa axit béo cần thiết để duy trì độ ẩm cho da đầu khô. Và không nên nhịn đói vì như thế cơ thể sẽ thiếu chất để tóc phát triển khỏe mạnh. Chia sẻ Chia sẻ

09 cách nhận biết tóc yếu hay khỏe bạn nên nắm rõ

Hầu hết các cô gái đều ao ước có một mái tóc bồng bềnh và chắc khỏe để dễ dàng tạo kiểu tóc mình thích. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể sở hữu một mái tóc như thế. Trong bài viết dưới đây, maxxhair.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách nhận biết tóc yếu hay khỏe nhé. Mục lụcCác cách nhận biết tóc yếu hay khỏe?1. Kiểm tra độ chẻ ngọn của tóc bằng mắt2. Cách nhận biết tóc yếu hay khỏe qua việc xoắn tóc3. Cách nhận biết tóc yếu hay khỏe qua việc thắt nút4. Kiểm tra độ dày và mượt của mái tóc5. Theo dõi kỹ tình trạng rụng của tóc bạn6. Cách nhận biết tóc yếu hay khỏe bằng nước7. Kiểm tra nang tóc8. Kiểm tra độ đàn hồi của sợi tóc9. Quan sát lớp biểu bì của tócMách bạn cách khắc phục tóc yếuLưu ý chế độ ăn uốngBảo vệ tócChăm sóc tócMột số lưu ý khi chăm sóc tóc yếuMaxxhair – Giải pháp giúp mái tóc chắc khỏe từ bên trong Các cách nhận biết tóc yếu hay khỏe? Để nhận biết mái tóc của bạn yếu hay khỏe, có thể thử những cách dưới đây: 1. Kiểm tra độ chẻ ngọn của tóc bằng mắt Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần quan sát kĩ phần ngọn tóc của mình. Hãy ngồi ở vị trí có nhiều ánh sáng để có thể nhìn rõ hơn. Nếu các sợi tóc bị khô xơ, chẻ ngọn dù nhiều hay ít, cũng đều là dấu hiệu cảnh báo mái tóc của bạn đang thiếu dưỡng chất hoặc chăm sóc sai cách. Do đó, bạn nên có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt để lấy lại vẻ bóng mượt cho mái tóc của mình. 2. Cách nhận biết tóc yếu hay khỏe qua việc xoắn tóc Bạn dùng tay cầm một ít tóc sau đó quấn tóc trên ngón tay thành hình lò xo. Sau đó bạn kéo sợi tóc ra, nếu sợi tóc trở lại trạng thái thẳng như ban đầu có nghĩa bạn đang sở hữu mái tóc chắc khỏe. Nếu sợi tóc không thể trở lại hình dạng ban đầu, nghĩa là tóc của bạn đang khá yếu, cần sử dụng thêm dầu xả để tóc suôn mềm hơn. 3. Cách nhận biết tóc yếu hay khỏe qua việc thắt nút Bạn lấy ra vài sợi tóc, rồi buộc chúng lại thành nút hơi lỏng, sau đó đặt nút tóc thắt lên lòng bàn tay. Nếu như nút buộc vẫn giữ nguyên và không bung ra, có nghĩa tóc của bạn đang bị hư tổn, hoặc lạm dụng nhiều hóa chất tạo màu, tạo kiểu cho tóc trước đó. Khi tóc gặp tình trạng này, bạn nên chăm sóc mái tóc của mình cẩn thận hơn. 4. Kiểm tra độ dày và mượt của mái tóc Nếu bạn sở hữu một mái tóc dày và mượt là biểu hiện của mái tóc khỏe mạnh. Để nhận biết, bạn hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường và sử dụng tay vuốt các sợi tóc. Nếu thấy mái tóc dày, óng mượt thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu ngược lại tóc của bạn khô xơ, chẻ ngọn, các sợi tóc rụng theo khe ngón tay khi bạn vuốt, thì lúc này tóc cần được phục hồi khẩn cấp. 5. Theo dõi kỹ tình trạng rụng của tóc bạn Rụng tóc do rất nhiều nguyên nhân gây ra như stress, lạm dụng hóa chất tạo màu, tạo kiểu, rối loạn nội tiết tố,… Trung bình mỗi ngày có khoảng 50-100 sợi tóc rụng là bình thường, nếu tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày có nghĩa tóc bạn đang rất yếu. bạn có thể nhận biết qua số lượng tóc rụng vương trên lược khi chải, da đầu có thể xuất hiện những mảng tóc thưa mỏng nhìn rõ. Lúc này bạn nên tìm đến các trung tâm y tế để được bác sĩ tư vấn những giải pháp khắc phục phù hợp. Nên xem: Một ngày rụng bao nhiêu tóc? 6. Cách nhận biết tóc yếu hay khỏe bằng nước Nếu bạn còn lăn tăn không biết tóc của mình yếu hay khỏe, thì hãy thử kiểm tra ngay bằng cách dùng một sợi tóc, đem cuộn tròn lại rồi thả vào một bát nước. Nếu sợi tóc của bạn nổi bồng bềnh thì xin chúc mừng bạn, mái tóc của bạn đang rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu sợi tóc của bạn thấm nước và chìm dần xuống thì đồng nghĩa với việc tóc của bạn đang hư tổn, cần được chăm sóc kỹ hơn. 7. Kiểm tra nang tóc Để nhận biết được tóc bạn yếu hay khỏe, thì kiểm tra phàn nang tóc là một cách khá đơn giản để có thể nhận biết được tình trạng tổng thể của mái tóc. Bạn dùng tay, cầm sát vào chân tóc rồi nhổ một sợi tóc làm sao để đảm bảo giữ nguyên được nang tóc. Quan sát kĩ nang tóc bạn sẽ thấy, nang tóc bình thường sẽ có hình tròn, ngược lại nếu nang tóc nhỏ, thậm chí là không có thì mái tóc của bạn đang rất yếu. 8. Kiểm tra độ đàn hồi của sợi tóc Bạn dùng một sợi tóc, sau đó nhẹ nhàng kéo căng sợi tóc ở hai đầu rồi thả ra. Nếu tóc chắc khỏe sẽ có độ đàn hồi tốt, còn ngược lại tóc yếu thì sợi tóc sẽ dễ dàng bị đứt ra. 9. Quan sát lớp biểu bì của tóc Để nhận biết tóc yếu hay khỏe qua lớp biểu bì bên ngoài, rất đơn giản bạn chỉ cần kẹp một sợi tóc vào giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Tiếp đó dùng tay trượt nhẹ nhàng từ chân tóc đến ngọn tóc, mái tóc khỏe mạnh sẽ cho bạn cảm nhận sự mịn màng, còn mái tóc hư tổn sẽ thể hiện rõ sự thô ráp, chẻ ngọn. Mách bạn cách khắc phục tóc yếu Một mái tóc yếu, khô xơ, chẻ ngọn và thiếu sức sống hẳn sẽ làm tất cả chúng ta đều thất vọng. Vì thế, ngay từ hôm nay hãy lấy lại vẻ đẹp hoàn hảo cho mái tóc qua những mẹo dưới đây nhé. Lưu ý chế độ ăn uống Cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho mái tóc như: Trứng. Quả mong. Cá béo. Khoai lang. Ngũ cốc nguyên hạt. Trái bơ. Hàu. Tôm. Các loại đậu. Thảo khảo thêm: Thực phẩm tốt cho mái tóc Bảo vệ tóc Hãy bảo vệ mái tóc của bạn cẩn thận để hạn chế tình trạng gãy rụng Tạo thói quen đội mũ hoặc dùng khăn trùm kín tóc mỗi khi ra ngoài để tránh ánh nắng và khói bụi. Không buộc tóc quá chặt. Hạn chế sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao. Cho tóc thêm thời gian nghỉ ngơi sau mỗi lần sử dụng hóa chất tạo màu, tạo kiểu. Chăm sóc tóc Chăm sóc tóc đúng cách là bước giúp bạn sở hữu mái tóc chắc khỏe hiệu quả, bạn hãy thử xem: Gội đầu đúng cách. Lựa chọn loại lược phù hợp chải tóc. Thường xuyên ủ mặt nạ cho tóc từ các loại nguyên liệu thiên nhiên như: chuối, bơ, nha đam, mật ong,… Massage da đầu thường xuyên bằng 10 đầu ngón tay, có thể kết hợp thêm tinh dầu bưởi, dầu oliu,… Sử dụng thêm kem xả ủ tóc sau khi gội giúp phục hồi hư tổn nhanh chóng. Lựa chọn loại gối nằm từ vải lụa mềm giúp giảm ma sát lên tóc trong khi ngủ. Xem chi tiết: Mách bạn mẹo chăm sóc tóc đúng cách Một số lưu ý khi chăm sóc tóc yếu Tóc yếu cần được chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ hơn, đồng thời lưu ý những vấn đề dưới đây để bảo vệ mái tóc của bạn Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi lựa chọn bất cứ sản phẩm chăm sóc tóc nào để đảm bảo da đầu không bị kích ứng. Tần suất gội đầu phải phù hợp với tố chất da đầu. Tuyệt đối không chải đầu khi tóc còn đang ướt. Sau khi gội đầu, dùng khăn bông mềm thấm tóc nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để tạo ra ma sát khiến tóc khô xơ. Mỗi ngày nên tập thể dục khoảng 20-30 phút  giúp giải tỏa căng thẳng, tăng tuần hoàn máu dưới da đầu, từ đó mái tóc của bạn sẽ chắc khỏe hơn. Maxxhair – Giải pháp giúp mái tóc chắc khỏe từ bên trong Dù bạn lựa chọn cách bổ sung dưỡng chất kích thích mọc tóc, uống thuốc hay sử dụng công nghệ cấy tóc,… thì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh xa căng thẳng vẫn là điều quan trọng giúp giữ mái tóc của bạn chắc khỏe, dày đẹp lâu dài. Cùng với đó, các chuyên gia cũng gợi ý cho bạn sử dụng Maxxhair – viên uống bổ sung dưỡng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe, bóng đẹp. Viên uống Maxxhair tận dụng được tối đa lợi ích từ hạt gạo Maxxhair được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính cho người dùng, các dưỡng chất bao gồm: ☛  Thành phần Polyaktiv (Chiết xuất từ mầm gạo Ozyra sativa) tạo nên công thức đột phá cho sản phẩm Maxxhair mới. Từ lâu, mầm gạo Ozyra đã được sử dụng trong ngành dược mỹ phẩm ở Nhật Bản bởi tính an toàn tự nhiên của nó. Theo nghiên cứu mới đây của Tập đoàn Ozyra Oil & Fat Chemical, mầm gạo Ozyra Sativa chứa hoạt chất Polyamine. Hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ phát triển nang tóc, giúp tóc mọc nhanh chắc khỏe tương đương với thuốc điều trị rụng tóc Minoxidil (Loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân rụng tóc toàn thể, hói đầu). ☛  Phức hợp Kẽm + L’arginin có trong Maxxhair cân bằng hormone DHT – thủ phạm của 80% các trường hợp rụng tóc hói đầu. Khi nội tiết nam/nữ suy giảm, hormone DHT tăng lên này làm cho nang tóc bị teo nhỏ, tiết nhiều bã nhờn khiến tóc bị bít kín, không nhận đủ dưỡng chất dần suy yếu và gãy rụng. Maxxhair chứa phức hợp kẽm và l’arginin sẽ làm giảm hormone DHT, từ đó ngăn ngừa rụng tóc toàn thể từ sâu bên trong. ☛  Các thành phần khác như Hà thủ ô đỏ, Vitamin B5; Biotin,… là những vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc con mọc nhanh, chắc khỏe, đen và bóng mượt. Ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm hiệu quả. Maxxhair tự hào 11 năm qua đem đến mái tóc chắc khỏe đẹp cho người Việt. Sản phẩm đã được hàng triệu người tin dùng và được người bình chọn là Sản phẩm hàng đầu hỗ trợ điều trị rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh do Thời báo kinh tế Việt Nam công bố vào năm 2018. Bạn được khuyên nên sử dụng đúng theo liệu trình để có kết quả khắc phục tình trạng rụng tóc toàn thể hiệu quả cao nhất. Để tìm Mua Maxxhair tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY Hoặc Đặt mua trực tiếp tại Công ty (giao hàng tận nhà) xem TẠI ĐÂY Nếu vẫn còn những thắc mắc về tóc cần được giải đáp hoặc cần tư vấn chi tiết sản phẩm viên uống hỗ trợ mọc tóc Maxxhair, bạn có thể liên lạc đến tổng đài 1800.1564 (miễn cước) để nhận được lời giải đáp từ các chuyên gia hàng đầu về tóc. Chia sẻ Chia sẻ

Cấu tạo sinh học của tóc và những điều bạn chưa biết

Bạn đã từng bao giờ tìm hiểu cấu tạo của tóc như thế nào chưa? Tại sao sinh ra mỗi người lại có một kiểu tóc khác nhau, người tóc dày, người tóc xoăn, người tóc thẳng và màu tóc cũng là cả sự khác biệt. Cấu tạo sinh học của tóc chính là yếu tố tạo nên điều này. Tóc được hình thành như thế nào? Tóc được hình thành từ các tế bào tóc chuyên biệt, được gọi là tế bào tóc (hair follicle) nằm sâu trong da. Ngay từ khi 22 tuần thai kỳ, các nang tóc đã được hình thành, giai đoạn này bào thai có đến 50 triệu nang lông trên cơ thể. Vùng đầu có khoảng 1 triệu nang lông, trong đó 100 nghìn nang trên da đầu là nguồn gốc của mái tóc sau này.  Cấu tạo của sợi tóc như thế nào? Quá trình hình thành tóc bắt đầu từ tế bào tóc ở gốc tóc. Gốc tóc chứa các tế bào tóc sẽ phân chia và tạo ra các tế bào mới. Các tế bào này tiếp tục phân chia và di chuyển lên phía trên thông qua các lớp khác nhau trong tế bào tóc.  Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, khi càng lớn tuổi thì mật độ tóc càng giảm. Lý giải cho điều này là việc khi trưởng thành diện tích da đầu tăng nhưng số lượng nang tóc lại không thay đổi. Cùng với đó, nang tóc cũng mất dần do lão hoá cùng các bệnh lý gây rụng tóc khác.  Cấu tạo sinh học của tóc Tóc được cấu tạo dạng sợi, là sự kết hợp của 70% chất sừng (keratin) và 30% các hợp chất khác như nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin cùng khoáng chất. Cấu tạo của sợi tóc gồm hai phần riêng biệt là phần nang nằm trong da và phần thân tóc phát triển dài phía trên da đầu mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy. Nang tóc  Nang tóc hiểu đơn giản là cấu trúc tạo nên chân tóc và nằm sâu trong da. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tóc. Từ gốc tóc trong nang tóc, các tế bào tóc mới được tạo ra và di chuyển lên theo quá trình phát triển tóc. Nang tóc bao gồm các phần chính sau: Nang tóc là thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc Gốc tóc: là phần cuối cùng của nang tóc và nằm sâu trong da. Nó chứa các tế bào tóc chuyên biệt và là nơi tạo ra sợi tóc mới. Gốc tóc chứa các mạch máu và dây thần kinh cung cấp dưỡng chất để nuôi nang tóc.  Bao tóc: Bao tóc là lớp mô bao quanh gốc tóc và điều chỉnh quá trình phát triển và mọc của tóc. Bao tóc bao gồm hai phần: bao ngoài và bao trong. Bao tóc giúp bảo vệ và hỗ trợ các phần tóc phía trên trong quá trình phát triển. Tuyến bã nhờn: cực kì quan trọng, có chức năng sản xuất dầu tự nhiên cho tóc và da. Dầu tự nhiên này bôi trơn tóc và da đầu, giữ cho tóc mềm mượt và bảo vệ da khỏi khô và ngứa. Thân tóc  Thân tóc chính là những sợi tóc mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hàng ngày. Chúng được gọi là “tế bào chết” vì không có sự trao đổi hoá sinh, nên bạn sẽ không cảm thấy đau khi dùng kéo cắt đi. Thân tóc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì (cutin), lớp giữa (cortex) và lớp tuỷ (medulla). Thân tóc và nang tóc là 2 thành phần chính của sợi tóc Lớp biểu bì (cutin – lớp vỏ ngoài cùng): là lớp bảo vệ bên ngoài của sợi tóc. Nó được tạo thành từ các lớp vảy tế bào biểu bì chồng lên nhau như vảy cá (khoảng 5-10 lớp keratin). Nang tóc giúp bảo vệ tóc khỏi tổn thương và mất nước, giúp tóc bóng mượt. Lớp giữa (cortex): là lớp chính của sợi tóc và chiếm phần lớn khối lượng của nó. Lớp này bao gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa sắc tố, chất quyết định màu sắc cho tóc, còn gọi là melanin. Độ khoẻ mạnh của lớp giữa phụ thuộc vào lớp biểu bì. Lớp tủy (medulla): là phần trung tâm của một số sợi tóc, chứa các hạt chất béo. Tuy nhiên, không phải tất cả các sợi tóc đều có lõi, thiếu chất dinh dưỡng thì lớp tuỷ có thể bị tiêu huỷ. Màu sắc của tóc  Màu sắc của tóc được xác định bởi sự có mặt và phân phối của các hạt melanin trong sợi tóc. Melanin có 2 loại chính là Eumelanin và Pheomelanin.  Eumelanin làm cho tóc có màu từ đen sẫm đến nâu đậm, còn Pheomelanin tạo ra một loạt các màu sắc từ nâu nhạt, nâu đỏ, vàng đến vàng nhạt. Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 90% dân số sở hữu mái tóc màu đen tự nhiên hoặc màu nâu. 5 cách làm đen tóc tại nhà – có hướng dẫn chi tiết Chức năng của tóc Người xưa vẫn có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”, nên đây là đặc điểm vô cùng quan trọng, thể hiện cá tính, sức sống và vẻ đẹp của mỗi người. Ngoài ra, một trong những chức năng quan trọng nhất của tóc là bảo vệ da đầu và các cơ quan nhạy cảm. Tóc trên da đầu giúp chống lại tác động của ánh nắng mặt trời và tia tử ngoại, giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp của các chất gây kích ứng và hạn chế việc thâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn vào da. Tóc cũng có khả năng cách nhiệt, giúp bảo vệ da đầu và cơ thể khỏi nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh. Tóc giữ ấm đầu và giảm sự thoát nhiệt khi trời lạnh, đồng thời giúp thoát nhiệt và làm mát khi trời nóng. Cấu trúc vòng đời phát triển của sợi tóc  Chu kỳ tăng trưởng của tóc được chia thành ba giai đoạn chính: giai đoạn phát triển (anagen), giai đoạn nghỉ (telogen) và giai đoạn rụng (exogen). Mỗi giai đoạn có thời gian và chức năng riêng biệt trong quá trình tăng trưởng và thay đổi của tóc. Quá trình sinh trưởng cấu trúc tóc ANAGEN – Giai đoạn mọc: Đây là giai đoạn phát triển chủ yếu của tóc, tế bào tóc ở gốc tóc phân chia và tạo ra các tế bào mới, sợi tóc mọc dài ra ngoài da đầu. Giai đoạn mọc kéo dài từ 2-6 năm, tùy thuộc vào di truyền và yếu tố cá nhân. CATAGEN – Giai đoạn ngưng mọc: Sau giai đoạn phát triển, sợi tóc vào giai đoạn nghỉ. Trong giai đoạn này, tế bào tóc không còn phân chia hoặc phát triển. Giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 3 tuần với 1-2% số tóc trên đầu.  TELOGEN – Giai đoạn nghỉ, chờ rụng và rụng: Giai đoạn rụng là khi sợi tóc rụng khỏi da đầu và thường xảy ra khi một sợi tóc mới bắt đầu mọc từ gốc tóc. Sợi tóc rụng sẽ được thay thế bằng một sợi tóc mới ở giai đoạn phát triển mới. Trung bình một ngày sẽ có khoảng 60-100 sợi tóc rụng, nếu rụng nhiều hơn so với số lượng này thì bạn nên đi kiểm tra vì đó là dấu hiệu của bệnh lý. Một số điều bạn chưa biết về cấu tạo tóc  Tóc là một phần của cơ thể, xung quanh bộ phận này cũng có rất nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa từng được nghe. Dưới đây là một số thông tin về tóc bạn có thể tham khảo tìm hiểu như: Tuổi thọ trung bình của tóc là từ 2-6 năm, được thay thế ít nhất khoảng 12 lần trong suốt cuộc đời. Tóc cực bền và chắc, không khác gì một sợi dây sắt. Trung bình tóc dài khoảng 0,35mm mỗi ngày, khoảng 1cm mỗi tháng. Tuy nhiên tốc độ mọc còn phù thuộc và cơ địa, giới tính và chế độ ăn của mỗi người. Tóc người có thể mọc tới độ dài lớn. Tóc dài nhất đã được ghi nhận trong kỷ lục Guinness World Records là 5,6 mét (theo Wikipedia). Xét về đường kính sợi tóc thì tóc đen to nhất, tóc vàng nhỏ nhất, trung bình từ khoảng 1/500 – 1/400 inch.  Một người trung bình có tổng cộng 65.000 – 150.000 sợi tóc. Mỗi sợi tóc dày từ 0,02 đến 0,04mm, tức là nếu xếp chồng khoảng 25-40 sợi tóc lên nhau thì sẽ được 1mm. Các điều thú vị về cấu tạo của tóc bạn chưa biết Các câu hỏi thường gặp về tóc  Mái tóc là một trong những yếu tố đầu tiên mà người khác nhìn vào bạn, tác động trực tiếp đến cảm nhận ban đầu của họ. Chính vì vậy, sở hữu một mái tóc khoẻ, đẹp và đúng ý là mong muốn của rất nhiều người. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều thắc mắc được đặt ra: Các dưỡng chất cần thiết cho tóc  Giống như bất kì bộ phận nào khác trên cơ thể, tóc cũng cần các dưỡng chất để phát triển khoẻ mạnh và đúng quy trình. Các dưỡng chất cần thiết cho tóc bao gồm protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E, kẽm, sắt và chất béo omega-3. Chúng có trong thịt, cá, đậu, hạt, rau xanh, trái cây và các nguồn thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá hồi và hạt chia. Vì sao có hiện tượng bạc tóc? Tóc bạc là một quá trình tự nhiên và thường xuyên xảy ra khi tuổi tác tăng lên. Các sợi tóc trở nên mất dần melanin, chất chịu trách nhiệm cho màu sắc của tóc, và do đó mất đi màu tự nhiên của chúng.  Tuy nhiên, tóc bạc cũng có thể xuất hiện ở tuổi trẻ do một số yếu tố khác nhau như di truyền, tác động từ môi trường bên ngoài, mất cân bằng dinh dưỡng, căng thẳng stress hay các bệnh lý khác,… Tóc bạc có liên quan đến cấu tạo của tóc không? Tóc rụng có thể mọc lại không? Theo nghiên cứu, nang tóc là nơi chứa tế bào mầm tóc và có thể mọc tối đa 20 lần .Chính vì vậy, khi một sợi tóc rụng đi, nếu được chăm dưỡng tốt, tóc mới sẽ mọc lại theo một chu kỳ mới. Tuy nhiên, nếu tóc bạn rụng do nhổ nhiều, tác động hoá chất, ăn uống thiếu chất thì vòng đời của tóc sẽ bị rút ngắn. Tóc sẽ rụng nhanh, rụng nhiều, thậm chí không mọc trở lại. Maxxhair – Giải pháp hoàn hảo chăm sóc cấu trúc tóc Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng như tóc yếu và gãy rụng, nam giới trẻ tuổi có nguy cơ hói đầu hay đơn giản chỉ là có nhu cầu bảo vệ tóc khỏi các tác hại bên ngoài, bạn có thể sử dụng ngay Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên Uống Maxxhair. Với các thành phần thảo dược quý như Polyaktiv, Phức hợp kẽm và L’Arginie, Hà Thủ Ô, Bột Nấm Tai Mèo, Cao Dâu Tằm, Biotin, Vitamin B5,…giúp hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của tóc, tăng cường sức khoẻ cho tóc, bảo vệ, giúp tóc mọc chắc khoẻ, giảm nguy cơ rụng tóc. Sản phẩm phù hợp với cả nam và nữ, an toàn và tiện lợi khi sử dụng. Trên đây, là toàn bộ những thông tin về cấu tạo của tóc mà bạn cho thể tham khảo, từ đó rút ra kinh nghiệm giúp bảo vệ và chăm sóc cho mình có được một mái tóc khoẻ, đẹp nhất. Nếu còn bất kì thắc mắc gì về bài viết cũng như sản phẩm TPBVSK Viên uống Maxxhair vui lòng liên hệ đến hotline 1900 1564 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Chia sẻ Chia sẻ

Nhận diện kẻ thù của mái tóc

Một mái tóc óng mượt, khỏe đẹp mang lại cho bạn nhiều tự tin. Học cách nhận diện kẻ thù cho mái tóc của bạn, giúp bạn chăm sóc tóc tốt hơn. 1. Tẩy tóc Kẻ thù số 1 của tóc mang tên là tẩy tóc. Đây được xem là một trong những kẻ thù hàng đầu của mái tóc.  Tẩy tóc là quá trình sử dụng các chất hóa học có khả năng tẩy sach màu tóc vốn có và khi các hóa chất này ngấm vào lớp biển bì của tóc sẽ làm mất đi sắc tố tự nhiên của tóc. Điều này khiến cho kết cấu của mái tóc bị thay đổi, làm cho tóc trở nên khô, xơ và yếu. Thêm vào đó, nếu bạn lại dùng thêm máy sấy tóc, sẽ càng khiến cho tóc bị hư hỏng nặng,đây chính là nguyên nhân gây đứt, gãy, chẻ ngọn tóc. Vì thế, đây được xem là một trong những kẻ thù nặng ký nhất của mái tóc đấy 2. Uốn tóc Uốn tóc, sấy tóc giúp bạn tạo được một mái tóc ưng ý, bồng bềnh với các kiểu hợp mốt. Thế nhưng, để làm được điều này thì bạn phải sử dụng đến các loại hóa chất với mục đích tạo dáng cho mái tóc. Điều này sẽ khiến cho các liên kết bên trong tóc bị phá vỡ, làm cho tóc trở nên yếu và rất dễ gãy. 3. Nhuộm tóc Xét về góc độ làm cho mái tóc bị hư tổn thì nhuộm tóc không làm hại mái tóc như tẩy tóc, tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên lạm dụng việc nhuộm tóc. Bởi vì nhuộm tóc cũng là “thủ phạm” làm thay đổi cấu trúc bên trong của mái tóc, khiến cho tóc mất đi độ mềm và bóng mượt, thay vào đó sẽ là mái tóc khô, cứng. 4. Là tóc và sấy tóc Là tóc và sấy tóc là những cách làm phổ thông giúp tóc bạn vẫn xinh đẹp lung linh trong những bữa tiệc mà bạn không cần phải sử dụng tới các loại hóa học nào. Thế nhưng, chính cách làm “ăn xổi” này sẽ khiến cho mái tóc phải chịu đựng ở mức nhiệt độ rất cao, nhiệt độ chính là lý do phá vỡ tạm thời các liên kết hydro trong tóc. Nếu bạn thường xuyên sấy tóc và là tóc sẽ làm cho mái tóc bị hư tổn và việc phục hồi mái tóc đó chẳng mấy dễ dàng. 5. Cột tóc Cột tóc rất dễ làm cho tóc bị gãy, rụng . Tóc càng rụng nhiều khi bạn cột tóc lúc tóc còn ướt. Các kiểu cột tóc không tốt bao gồm cả các kiểu buộc tóc đuôi ga, thắt bím thường xuyên. Vì thế, các chuyên gia về tóc khuyên bạn không nên thường xuyên cột tóc. 6. Gội đầu và chải tóc quá nhiều Bạn nghĩ rằng, gội đầu càng nhiều, tóc càng được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tóc càng khỏe và đẹp? Điều này hoàn toàn sai lầm đấy bởi vì mục đích chính của việc gội đầu là làm sạch da đầu và tẩy bỏ dầu bám trên tóc. Thế nhưng, nếu bạn gội đầu quá nhiều, độ ẩm tự nhiên của tóc cũng theo đó mất đi. Vì thế, lời khuyên cho bạn là bạn chỉ nên gội đầu khoảng 2 lần/ tuần là đủ. Riêng việc chải tóc quá nhiều lần trong ngày sẽ kéo tóc ra khỏi nang tóc, có thể làm suy yếu các sợi tóc, và thậm chí còn làm cho tóc bị đứt, gãy và chẻ ngọn do lực ma sát va chạm liên tục vào mái tóc.Một lời khuyên rất quen thuộc là nên chải tóc từ 1-2 lần/ngày là đủ để kích thích da đầu và phân phối lượng dầu xuống chân tóc. Nếu chải tóc nhiều sẽ làm phản tác dụng này. Hãy dùng lược răng thưa để chải tóc khi vừa gội đầu xong. 7. Ép tóc và nối tóc Ép tóc, nối tóc cũng có những tác động tiêu cực tới tóc của bạn. Quá trình làm đẹp này làm cho tóc bạn dễ giòn và đứt từ gốc hơn đấy. Nguồn: VTCNew Chia sẻ Chia sẻ

Loading...