Thời trang tóc

13+ Kiểu tóc ngắn cho mẹ bỉm sữa đẹp, tiết kiệm thời gian

Trong giai đoạn bỉm sữa, các bà mẹ thường không có thời gian chăm sóc ngoại hình. Vì vậy, những kiểu tóc ngắn đã trở thành một trong những giải pháp tuyệt vời cho các mẹ bỉm. Trong bài viết dưới đây, Maxxhair sẽ giới thiệu với bạn đọc 13+ kiểu tóc ngắn cho mẹ bỉm sữa vừa thời thượng, vừa tiết kiệm thời gian chăm sóc.  Kiểu tóc ngắn cho mẹ bỉm sữa Tóc ngang vai uốn cụp Kiểu tóc ngắn ngang vai này vừa mang lại nét trẻ trung, tràn đầy sức sống cho khuôn mặt của mẹ bỉm. Phần đuôi được uốn cụp, tạo kiểu bồng bềnh giúp che đi khuyết điểm trên khuôn mặt. Ngoài ra, nếu không thích uốn cụp thì bạn cũng có thể làm xoăn gợn sóng nhẹ nhàng như những idol Hàn Quốc. Tóc pixie cá tính Đây là gợi ý kiểu tóc đẹp cho các bà mẹ mới sinh siêu cá tính và muốn “phiêu” một chút với mái tóc của mình. Kiểu tóc này không chỉ đem lại vẻ hiện đại, quyến rũ và nó còn rất gọn và nhẹ nhàng giúp bạn thoải mái xoay xở cả ngày với em bé. Để trông nữ tính hơn, bạn có thể chải ngôi lệch và giữ nếp bằng một ít keo xịt tóc. Tóc bob Tóc bob sở hữu những điểm tương tự như tóc pixie là đơn giản, gọn gàng, hiện đại. Kiểu tóc này sẽ nữ tính hơn, ít kén chọn khuôn mặt. Lưu ý, khi cắt tóc bạn có thể nhắc thợ tỉa nhẹ một lớp ở phía sau, mái tóc của bạn sẽ trông tự nhiên, bồng bềnh hơn. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là chỉ nên chọn tóc bob nếu sở hữu mái tóc thẳng. Tóc tém gọn gàng, thoải mái Tóc tém là sự lựa chọn hàng đầu cho các mẹ bỉm. Kiểu tóc này không chỉ tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt, mà nó còn tạo cảm giác gợi cảm tối đa cho phần cổ. Tóc bob tém rẽ ngôi cá tính Kiểu tóc bob tém rẽ ngôi phù hợp với các mẹ bỉm có khuôn mặt trái xoan. Khi kết hợp với mái rẽ ngôi sẽ giúp gương mặt mẹ bỉm thêm phần trẻ trung, cá tính. Chị em sẽ sở hữu vẻ đẹp cực ấn tượng trong thời gian chăm sóc. Tóc tỉa lớp Nếu bạn vẫn yêu mái tóc xõa dài, hãy nghĩ đến việc chọn cho mình kiểu tóc so le tỉa lớp. Kiểu tóc này cực phù hợp với những bạn có mái tóc xoăn hoặc gợn sóng, bởi chúng sẽ làm mái tóc của bạn trông gọn gàng, nhẹ nhàng hơn nhiều so với tóc cắt ngang thông thường. Mà gọn gàng là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần tính đến trong giai đoạn chăm bé. Tóc ngắn cột đuôi ngựa Đây là kiểu tóc có từ lâu, nhưng lại chẳng bao giờ lỗi mốt, bởi những ưu điểm mà nó mang lại như trẻ trung, nhẹ nhàng, gọn gàng, hiện đại. Tất cả những gì bạn cần làm là túm gọn mái tóc của mình lại và điều chỉnh độ cao thấp tùy thích. Tóc ngắn mái thưa Đây là một trong những kiểu tóc ngắn cho mẹ bỉm sữa rất được ưa chuộng. Kiểu tóc này không chỉ đem lại sự gọn gàng, trẻ trung mà nó còn có khả năng hack tuổi, che phần trán cao hiệu quả nhờ phần mái thưa. Để tóc được đẹp hơn thì bạn có thể thường xuyên sử dụng lô uốn tóc để giữ nếp cho phần mái thưa nhé! Tóc bob tỉa layer mái dài Những mẹ bầu nào đang yêu thích phong cách nhẹ nhàng nữ tính vậy tóc bob layer mái dài là sự lựa chọn tuyệt vời. Từng lớp của kiểu tóc cho bà bầu này sẽ được cắt tỉa cẩn thận để giúp tạo độ bồng cho mái tóc. Tóc bob ngắn uốn đuôi mái thưa Kiểu tóc này mang hơi hướng cổ điển, không quá cầu kỳ nhưng lại rất hợp với các mẹ bỉm sữa. Phần đuôi tóc ngắn được uốn xoăn chính là điểm nhấn ấn tượng giúp các mẹ bỉm xinh đẹp, quý phái hơn. Tóc bob mái xéo Tóc bob mái xéo giúp che đi khuyết điểm và làm cân đối khuôn mặt rất tốt. Nhờ vậy, mà các mẹ bỉm sẽ có vẻ ngoài tươi tắn, trẻ trung hơn. Không chỉ vậy, kiểu tóc này còn rất dễ chăm sóc và không cần làm quá nhiều thao tác phức tạp. Tóc lob tươi trẻ Tóc lob thực chất là “họ hàng thân thích” của tóc bob, chỉ khác ở độ dài. Kiểu tóc này không đòi hỏi mọi người chải chuốt kỹ lưỡng. Cạnh đó, còn giúp người phụ nữ thoải mái và năng động, xinh đẹp hơn. Tóc búi củ tỏi Nếu không muốn sử dụng hóa chất làm tóc thì tóc búi củ tỏi chính là giải pháp hoàn hảo cho các mẹ bỉm. Chúng không chỉ đơn giản, gọn gàng mà còn mang đến cho các bạn cái nhìn trẻ trung, hiện đại. Bên cạnh đó, các bạn không cần chải chuốt quá cẩn thận, bởi một chút tóc rối sẽ giúp bạn trông lãng mạn, tự nhiên hơn đấy. Như vậy, có rất nhiều kiểu tóc ngắn, thú vị và phù hợp với mẹ bỉm sữa. Việc chăm sóc tóc ngắn không chỉ giúp bạn tự tin hơn, mà nó còn tiết kiệm tối đa thời gian, công sức trong cuộc sống bận rộn này. Hãy thử một trong những kiểu tóc ngắn cho mẹ bỉm sữa trên luôn tự tin trong vai trò mẹ bỉm sữa của bạn nhé!

Ép side xong có nên gội đầu không? Cách chăm sóc tóc đúng cách

Ép side xong có nên gội đầu không là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang đi tìm câu trả lời cho bài viết này thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nhé! Ép side xong có nên gội đầu không? Giải đáp từ chuyên gia Ép side có nên gội đầu không? Tại sao? Ép side là phương pháp ép phần tóc mai ôm sát 2 bên da đầu, nó giúp kiểm soát tóc không bị rối, lộn xộn, lỉa chỉa những sợi tóc cứng. Việc ép side này thường dùng hóa chất, nhiệt để làm thẳng tóc và theo các chuyên gia câu trả lời cho câu hỏi  “Ép side có nên gội đầu không?” là KHÔNG. Bởi: Ép side không nên gội đầu ngay Quy trình duỗi tóc ở các salon sẽ gội đầu rất nhiều lần. Hầu như sau mỗi lần ủ thuốc mọi người sẽ được gội đầu sạch, nên sau khi hoàn tất quá trình tóc và da đầu không lo bị bẩn. Vì vậy, khi về nhà khách hàng hoàn toàn không cần gội lại mà đầu vẫn sạch. Tóc cần thời gian để tóc vào nếp và giữ được lâu hơn. Khi gội đầu ngay sau khi ép sẽ khiến kết quả không được như mong đợi. Về cơ bản, sau khi duỗi tóc vẫn còn một lượng thuốc nhất định. Điều này rất có ích trong việc giúp mái tóc suôn mượt hơn sau này. Nếu vội vàng gội đầu ngay sau khi vừa duỗi sẽ làm mất lớp thuốc này, tóc không bóng mượt được lâu.  Vì vậy, sau khi ép side xong thì không nên gội đầu luôn. Tuy nhiên, nếu da đầu có cảm giác khó chịu hoặc có bất kỳ tạp chất nào cần loại bỏ thì bạn có thể sử dụng một ít nước để rửa nhẹ tại vùng da đầu mà không làm ướt tóc toàn bộ. Ép side bao lâu được gội đầu? Theo các chuyên gia, thời gian cần đợi trước khi gội đầu sau khi ép side là từ 3 - 5 ngày. Nguyên nhân là do sau khi ép side, tóc cần có thời gian để làm quen với kết cấu mới cũng như để thuốc ép phát huy tác dụng giữ nếp tóc. Nếu gội đầu quá sớm, thuốc ép chưa kịp khô và ngấm đều vào tóc, sẽ khiến nếp tóc bị mất đi. Ngoài ra, gội đầu quá sớm cũng có thể khiến tóc bị khô xơ và hư tổn. Nên để ít nhất 3 ngày sau khi ép side mới nên gội đầu Sau 3 ngày, bạn có thể gội đầu bình thường, nhưng nên sử dụng dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc ép. Dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc ép sẽ giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc mềm mượt, bóng khỏe và giữ nếp lâu hơn. Lỡ gội đầu sau khi ép tóc phải làm sao? Gội đầu sau khi duỗi là điều không nên làm, bởi nó sẽ khiến tóc bạn không được như ý. Tuy nhiên, nếu bạn đã lỡ gội đầu sau khi duỗi thì nên liên hệ lại với salon làm tóc để duỗi lại.  Hướng dẫn quy trình gội đầu chuẩn cho tóc ép side Gội đầu sai cách có thể khiến tóc gãy rụng nhiều hơn. Dưới đây là cách gội đầu tương đối hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo: Quy trình gội đầu cho tóc ép side Bước 1: Làm ướt toàn bộ tóc bằng nước ấm. Tuy nhiên, nếu lần đầu gội sau ép thì nên thay bằng nước lạnh. Bước 2: Cho dầu gội ra tay trước, sau đó thêm ít nước để tiến hành tạo bọt. Bước 3: Chia tóc thành 2 hoặc 3 phần nhỏ rồi xoa dầu gội lên. Bước 4: Tiến hành massage và gãi nhẹ để loại bỏ chất bẩn làm tóc trong khoảng 3 - 5 phút. Bước 5: Dùng nước xả sạch phần dầu gội và có thể thực hiện lại một lần nữa nếu cảm giác tóc chưa sạch. Bước 6: Dùng khăn lông thấm nhẹ để làm ráo nước rồi mới sử dụng máy sấy sấy khô tóc. Lưu ý, nên dùng chế độ nhẹ thay vì chế độ mạnh để sấy. Bước 7: Chải tóc và dùng thêm các loại dưỡng bôi lên tóc. Cách chăm sóc tóc sau khi ép side Việc chăm sóc tóc sau khi làm tóc ép rất quan trọng Sử dụng sản phẩm chăm sóc phù hợp, tránh tạo áp lực lên phần tóc cũng góp phần giữ cho hình dáng được duy trì lâu hơn. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc tóc sau khi ép:  Cách chăm sóc tóc sau khi ép side Sử dụng dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc ép Dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc ép sẽ giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc mềm mượt, bóng khỏe và giữ nếp lâu hơn. Khi gội đầu, bạn nên sử dụng nước ấm vừa phải, tránh gội đầu quá lâu hoặc quá nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu dưỡng tóc. Điều này giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc, giúp tóc mềm mượt, bóng khỏe và chống khô xơ. Bạn có thể sử dụng tinh dầu dừa, tinh dầu argan, tinh dầu oliu,... để dưỡng tóc. Không gội đầu quá thường xuyên Gội đầu quá thường xuyên sẽ khiến tóc bị khô và dễ gãy rụng. Bạn chỉ nên gội đầu 2-3 lần/tuần, và nên sử dụng dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc ép. Tránh sử dụng các dụng cụ tạo kiểu tóc ở nhiệt độ cao Sử dụng các dụng cụ tạo kiểu tóc ở nhiệt độ cao như máy uốn, máy duỗi, máy sấy tóc sẽ khiến tóc bị khô xơ, chẻ ngọn và dễ gãy rụng. Nếu bạn cần sử dụng các dụng cụ này, hãy nhớ sử dụng kem bảo vệ nhiệt trước khi tạo kiểu tóc. Tránh dùng nước nóng gội đầu Việc sử dụng nước nóng để gội đầu sẽ không tốt cho mái tóc. Nhiệt độ nước quá cao sẽ khiến phần tóc mất đi lớp dầu tự nhiên và điều này làm tóc bị khô xơ trầm trọng hơn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên các bạn đã có được câu trả lời “Ép side xong có nên gội đầu không?”. Tóm lại, ít nhất 3 ngày đầu mọi người không nên để tóc chạm nước. Ngoài ra, cũng nên áp dụng thêm nhiều biện pháp khác để chăm sóc tóc duỗi được tốt hơn. Xem thêm:  Hướng dẫn cách chăm sóc tóc sau khi ép Tác hại của ép tóc? 7 bí mật thợ làm tóc không muốn cho bạn biết

Sau sinh 4 tháng nhuộm tóc được không? Cách chăm sóc tóc sau sinh

Không chỉ giai đoạn bầu bí, mà sau sinh các mẹ cũng cần kiêng khem rất nhiều món ăn và hoạt động. Bởi đây là thời điểm để phục hồi sau sinh cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy sau sinh 4 tháng nhuộm tóc được không? Sau sinh 4 tháng nhuộm tóc được không? Cơ chế hoạt động của thuốc nhuộm Nhuộm tóc còn được hiểu là biện pháp thuần hóa chất so với những biện pháp làm đẹp khác thì uốn, duỗi chủ yếu là sử dụng nhiệt.  Thuốc nhuộm - Phương pháp làm đẹp thuần hóa chất  Cơ chế hoạt động của thuốc nhuộm theo phản ứng oxy hóa - các dẫn xuất PPD như 2,5-diaminotoluene hoặc p-aminophenol được dùng làm chất trung gian chính thay thế. Những chất này được pha trộn với chất oxy hóa mạnh (Hydrogen peroxide) để tạo ra phản ứng hóa học trong thân tóc. Mặt khác, trong thành phần thuốc nhuộm còn có các muối kim loại để gây phản ứng, làm tóc thay đổi sang màu khác. Thận trọng khi nhuộm tóc: Tác hại và hậu quả khôn lường Thuốc nhuộm có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé không? Dù làm đẹp là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, kể cả những mẹ bỉm sau sinh. Tuy nhiên, thuốc nhuộm lại là sản phẩm nằm trong danh mục các sản phẩm cần kiêng kỵ sau sinh không? Để tìm hiểu câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu thuốc nhuộm tóc có tác động như thế nào đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.  Thuốc nhuộm cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe mẹ và bé  Tác hại của thành phần thuốc nhuộm đối với mẹ bỉm như:  Ammonia: Nếu thường xuyên hít vào hoặc tiếp xúc với chúng, nó có khả năng làm bỏng niêm mạc, gây kích ứng mắt, mũi, họng. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm, hen suyễn, viêm thanh quản, viêm xoang,... DMDM Hydantoin và Paraphenylenediamine: Có thể khiến các mẹ sau sinh mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh,...  Acetat có trong thuốc nhuộm có thể trực tiếp xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, làm giảm lượng hồng cầu và tăng nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng hậu sản, rối loạn sinh tủy và rối loạn đông máu,… với những triệu chứng tiêu biểu như: Chóng mặt, đau đầu, liệt dây thần kinh, rối loạn tiêu hóa,… Xem thêm:  Thuốc nhuộm dính vào da đầu có sao không Những điểm cần lưu ý khi nhuộm tóc Vậy sau sinh 4 tháng nhuộm tóc được không? Nhiều người thường cho rằng, chỉ cần kiêng nhuộm tóc, hạn chế tiếp xúc với hóa chất khi đang mang thai, đang cho con bú là được. Vậy thực hư vấn đề sau sinh 4 tháng nhuộm tóc được không? Sau sinh 4 tháng nhuộm tóc được không? Theo các chuyên gia sản khoa, sau sinh 4 tháng các mẹ không nên nhuộm tóc. Mà thời gian tối thiểu là ít nhất 6 tháng để chờ cơ thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Điều này giúp tóc vẫn chắc khỏe, bóng mượt, mềm mại, không bị gãy rụng, hư tổn. Đồng thời, sau 6 tháng hệ miễn dịch của bé cũng cứng cáp hơn và có thể chống lại những yếu tố gây bệnh từ môi trường xung quanh hiệu quả. Khi đó, các mẹ nhuộm tóc cũng ít tác động tiêu cực đến bé yêu hơn, bà mẹ làm đẹp cũng cảm thấy an tâm hơn về sức khỏe của con mình. Tuy nhiên, nếu có thể tìm kiếm được các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thực vật, lành tính với trẻ sơ sinh, sức khỏe của sản phụ thì các mẹ cũng có thể sử dụng. Bởi nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và bản thân. Đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả làm đẹp, giúp tóc chắc khỏe, bồng bềnh tự nhiên. Tuy nhiên, màu nhuộm sẽ không được bền, chỉ giữ được khoảng 2 - 8 tuần sau nhuộm.  Cách chăm sóc tóc sau sinh mượt mà, chắc khỏe Sau khi sinh, tóc của phụ nữ thường trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Để giúp mái tóc khỏe mạnh và mượt mà hơn, bạn cần chú ý chăm sóc tóc đúng cách. Dưới đây là một số cách chăm sóc tóc sau sinh: Cách chăm sóc tóc sau sinh bóng mượt, giảm gãy rụng Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc tóc. Bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc, bao gồm: Protein: Protein là thành phần chính tạo nên tóc. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, hạt. Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn. Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc bao gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm, biotin. Chăm sóc tóc đúng cách Cách chăm sóc tóc đúng cách cũng giúp tóc khỏe mạnh và mượt mà hơn. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc tóc sau sinh: Không chải tóc khi còn ướt  Tần suất gội đầu: Bạn nên gội đầu 2-3 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu. Tuy nhiên, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên vì có thể khiến tóc bị khô và gãy rụng. Sử dụng dầu gội và dầu xả phù hợp: Bạn nên sử dụng dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc yếu và dễ gãy rụng. Các sản phẩm này sẽ giúp nuôi dưỡng tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Không chải tóc khi tóc còn ướt: Khi tóc còn ướt, tóc rất yếu và dễ bị gãy rụng. Do đó, bạn nên đợi tóc khô hẳn trước khi chải. Không buộc tóc quá chặt: Việc buộc tóc quá chặt có thể khiến tóc bị căng và dễ bị gãy rụng. Bạn nên buộc tóc lỏng hoặc tết tóc gọn gàng. Sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải: Sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ quá cao có thể khiến tóc bị khô và gãy rụng. Do đó, bạn nên sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải và sấy tóc nhanh chóng. Tránh sử dụng các sản phẩm hóa chất: Các sản phẩm hóa chất như thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc, thuốc uốn tóc, thuốc duỗi tóc có thể khiến tóc bị khô và gãy rụng. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa chất này. Các biện pháp bổ trợ Ngoài việc chăm sóc tóc đúng cách, bạn có thể sử dụng các biện pháp bổ trợ giúp tóc khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số biện pháp bổ trợ bạn có thể tham khảo: Massage da đầu, kích thích lưu thông máu giúp tóc chắc khỏe hơn Massage da đầu: Massage da đầu giúp kích thích lưu thông máu, thúc đẩy quá trình mọc tóc mới. Bạn có thể massage da đầu bằng cách dùng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng da đầu theo vòng tròn trong khoảng 5-10 phút. Sử dụng tinh dầu dưỡng tóc: Tinh dầu dưỡng tóc giúp nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong, giúp tóc khỏe mạnh và mượt mà hơn. Bạn có thể sử dụng tinh dầu dưỡng tóc bằng cách thoa tinh dầu lên da đầu và tóc, massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút rồi gội sạch lại với nước. Uống nước chanh: Nước chanh có chứa nhiều vitamin C, giúp nuôi dưỡng tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Bạn có thể uống nước chanh mỗi ngày hoặc sử dụng nước chanh để gội đầu. Nôn nóng làm đẹp sau sinh là tâm lý của rất nhiều chị em, vì vậy sau sinh 4 tháng nhuộm tóc được không là câu hỏi rất phổ biến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, chị em không nên nhuộm tóc tại thời điểm sau sinh 4 tháng mà nên lùi lại ít nhất 6 tháng - thời điểm mà trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm và ít bú mẹ hơn. Xem thêm: Đang cho con bú có làm tóc được không Sau sinh cắt tóc được không Học cách bảo vệ mái tóc trước thuốc nhuộm 10 cách trị chứng rụng tóc sau sinh ngay tại nhà hiệu quả

10+ Kiểu tóc cho mẹ bỉm sữa đẹp, tiện lợi, tiết kiệm thời gian

Khi bước vào “cương vị” mới, các mẹ bỉm thường không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, đặc biệt là vấn đề về tóc tai. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ gợi ý với các mẹ 10+ kiểu tóc cho mẹ bỉm sữa vừa đẹp, vừa gọn gàng mà lại không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc.  10+ Kiểu tóc cho mẹ bỉm sữa đẹp, tiện lợi, tiết kiệm thời gian Kiểu tóc ngắn cho bà mẹ sau sinh đẹp và gọn nhất Kiểu tóc bob ngắn, gọn, đẹp Bob luôn là kiểu tóc được ưa chuộng hàng đầu của các mẹ bỉm. Không chỉ bởi sự hiện đại, gọn gàng mà chúng còn có nhiều hơn sự nữ tính, che khuyết điểm trên mặt một cách dễ dàng hơn. Tob bob cũng dễ phối đồ hơn, bạn có thể phối theo nhiều phong cách với chúng mà vẫn rất thanh lịch và duyên dáng. Kiểu tóc pixie  Cũng có những ưu điểm như tóc bob, nhưng tóc pixie lại được chị em ưa chuộng hơn một chút. Nhờ sự gọn gàng, hiện đại nhưng cũng không mất đi sự quyến rũ. Chúng hoàn toàn gọn gàng, nhẹ nhàng, giúp bạn thoải mái xoay sở với em bé cả ngày. Các mẹ sẽ không còn nỗi lo tóc lòa xòa khiến nhiều bạn khó chịu, cũng chẳng phải lo chuyện kiêng cữ, bởi tóc ngắn dù để bết cũng không quá lộ. Kiểu tóc nữ 2023 mặt vuông cá tính Tóc bob ngắn uốn đuôi mái thưa Đây là kiểu tóc mang hơi hướng cổ điển, không quá cầu kỳ. Với phần đuôi tóc ngắn được uốn xoăn là điểm nhấn ấn tượng giúp bà bầu trông xinh đẹp hơn. Các mẹ bỉm sẽ cực kỳ quý phái và có tính thẩm mỹ cực cao khi sở hữu mái tóc này. Tóc ngắn rẽ ngôi lệch Nếu bạn đang sở hữu mái tóc ngắn hoặc tóc ngang vai, khi có dịp tiệc tùng hoặc gặp gỡ bạn bè, hãy thử hô biến làm mới chúng bằng cách rẽ ngôi lệch hẳn về một bên. Rẽ ngôi lệch sâu không chỉ giúp mái tóc của bạn bồng bềnh hơn, mà còn rất thu hút và quyến rũ nữa. Tóc ngắn uốn cụp Đây có thể coi là kiểu tóc ngắn siêu tôn mặt giúp che đi khuyết điểm mặt to, tròn mà lại cực trẻ trung. Các mẹ có thể kết hợp các màu nhuộm như nâu vàng, nâu đỏ,... đảm bảo các mẹ sẽ cực trẻ trung như thời đôi mươi. kiểu tóc cho người tóc mỏng trán cao thời thượng Tóc ngắn nữ tém cá tính Đây là kiểu tóc cực kỳ phù hợp với những mẹ bỉm theo đuổi phong cách mạnh mẽ, cá tính. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không thử kiểu tóc này để tạo sự khác biệt, đổi mới với bản thân. Tóc ngắn nữ bob qua tai cúp đuôi Tóc bob qua tai cúp đuôi là một trong những kiểu tóc cho mẹ bỉm sữa rất được ưa chuộng ở Hàn Quốc. Với kiểu tóc này, bạn sẽ trở nên tự tin hơn bởi nó sẽ giúp bạn che đi được các góc cạnh và khuyết điểm trên khuôn mặt của bạn. 9 kiểu tóc đẹp cho nữ mặt tròn hiện đại trẻ trung Kiểu tóc dài cho mẹ bỉm sữa Kiểu tóc cắt layer  Nếu bạn vẫn yêu mái tóc xõa dài, hãy nghĩ đến việc chọn kiểu tóc layer. Kiểu tóc này phù hợp với những bạn tóc xoăn hoặc gợn sóng tự nhiên, bởi chúng làm cho mái tóc trông gọn gàng, nhẹ nhàng hơn so với tóc cắt ngang thông thường. Kiểu tóc layer này cũng cực kỳ gọn gàng mà chẳng phải là gọn gàng là một trong những yếu tố quan trọng cần tính đến trong giai đoạn chăm bé. Tóc tết dài Thêm một kiểu tóc nữ tính nhưng cũng không kém phần gọn gàng cho các mẹ bỉm đó chính là tóc tết. Kiểu tóc này có thể thực hiện hàng ngày mà không tốn quá nhiều thời gian, chi phí. Chẳng hạn như khi bạn đang vội thì chỉ cần tết thường đơn giản, hoặc lúc tiếp khách cần cầu kỳ hơn một chút thì có thể tết đuôi cá, tết kiểu Pháp,... Kiểu tết nào cũng rất đẹp, nhẹ nhàng, ngọt ngào, rất phù hợp với những mẹ trẻ sau sinh. Tóc cột cao đuôi ngựa Kiểu tóc này thậm chí còn nhanh gọn hơn cả búi tóc và tết tóc. Tất cả những gì bạn cần là tím gọn mái tóc của mình lại và điều chỉnh độ cao thấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu cầu kỳ hơn, một chút nếu muốn điệu với những kiểu buộc đuôi ngựa khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn đồ buộc tóc mềm nhẹ, không kéo căng tóc quá mức, tránh để bị đau đầu. Vì vậy, đây chính là kiểu tóc hoàn hảo cho các bà mẹ trẻ nữ tính, hiện đại và bận rộn trong những tháng đầu của em bé. Tóc búi củ tỏi Với những mẹ bỉm không muốn hy sinh mái tóc dài của mình thì tóc búi chính là giải pháp hoàn hảo. Nó vừa nhanh chóng, gọn gàng, đơn giản và bạn cũng có thể thay đổi nhiều phong cách khác nhau chỉ dựa vào cách búi. Chẳng hạn như búi cao sẽ tạo nên cái nhìn trẻ trung, hiện đại, buộc thấp lại thể hiện được sự nhã nhặn, dịu dàng,... Tóc đuôi ngựa Kiểu tóc này thậm chí còn nhanh gọn hơn cả tóc búi và tóc tết. Tất cả những gì bạn cần làm là túm gọn mái tóc và điều chỉnh độ cao thấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu cầu kỳ hơn một chút nếu muộn điệu với những kiểu buộc đuôi ngựa khác nhau. Có thể nói đây chính là kiểu tóc hoàn hảo cho các bà mẹ hiện đại, nữ tính, cực kỳ bận rộn trong những tháng đầu của trẻ. Tóc bob tỉa layer mái dài Những mẹ bỉm nào đang yêu thích phong cách nhẹ nhàng, nữ tính vậy tóc bob layer mái dài chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Từng lớp của kiểu tóc cho mẹ bỉm sẽ được cắt tỉa cẩn thận để tạo độ bồng cho mái mà không cần dùng tới hóa chất. Với những kiểu tóc cho mẹ bỉm sữa được gợi ý trên đây, Maxxhair.vn chúc các mẹ có thể lựa chọn cho mình được một kiểu tóc thật đẹp, gọn gàng để phá tan định kiến hình ảnh mẹ bỉm luôn luộm thuộm, không gọn gàng của nhiều người. Xem thêm:  Đang cho con bú có làm tóc được không Sau sinh cắt tóc được không 10 cách trị chứng rụng tóc sau sinh ngay tại nhà hiệu quả Rụng tóc sau sinh là thiếu chất gì Rụng tóc sau sinh uống thuốc gì an toàn

5# cách búi tóc không bị rụng tóc, tránh hư tổn

Búi tóc là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng, bởi nó giúp chị em vừa trẻ trung, vừa gọn gàng hơn khi đi làm và đi học. Tuy nhiên, không ít người lại gặp phải vấn đề rụng tóc khi thực hiện hành động này. Vì vậy, trong bài viết này Maxxhair sẽ hướng dẫn các bạn cách búi tóc không bị rụng tóc để mọi người tham khảo.  Cách búi tóc không bị rụng tóc Nguyên nhân khiến tóc bị rụng khi búi tóc Việc búi tóc không đúng cách hoặc sử dụng các phụ kiện tóc không phù hợp hoặc thực hiện các kiểu búi không đúng cách có thể gây ra rụng tóc. Dưới đây là một số lý do cụ thể: Nguyên nhân tóc rụng khi búi tóc Áp lực kéo căng trên tóc: Khi bạn búi tóc quá chật hoặc căng, áp lực lên các sợi tóc có thể gây ra căng thẳng và kéo rụng tóc ra khỏi nang tóc. Ngoài ra, buộc tóc quá chặt còn làm giảm lượng máu lưu thông đến da đầu, dẫn đến tóc khó phát triển. Búi tóc lâu trong thời gian dài: Buộc tóc thường xuyên, đặc biệt là buộc tóc chặt, sẽ khiến tóc bị căng kéo và hư tổn. Theo thời gian, tóc sẽ trở nên yếu và dễ rụng. Sử dụng phụ kiện không phù hợp: Các loại kẹp, vòng đeo tóc có góc cạnh, kim loại, hoặc chất liệu cứng có thể gây trầy xước và làm tổn thương tóc khi tiếp xúc với chúng. Buộc tóc ở vị trí không phù hợp: Buộc tóc ở vị trí không phù hợp, chẳng hạn như buộc tóc quá sát da đầu, sẽ khiến tóc bị kéo căng và dễ rụng. Kéo tóc khi tháo búi: Việc tháo búi tóc một cách vội vàng hoặc không nhẹ nhàng có thể gây rụng tóc do kéo giật đột ngột lên các sợi tóc. Cách búi tóc không đúng: Cách búi tóc không đúng cũng có thể tạo ra áp lực không đều lên các phần của tóc, làm tổn thương và rụng tóc. Đặc biệt, một số kiểu búi tóc phức tạp còn có thể tạo áp lực không đều lên các vùng tóc, gây ra rụng tóc. Tóc yếu, tổn thương từ trước: Nếu tóc của bạn đã bị tổn thương do hóa chất, tác động từ môi trường, hoặc chăm sóc tóc không đúng cách, việc buộc tóc có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc. Tình trạng sức khỏe: Một số vấn đề sức khỏe như thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng, bệnh lý da đầu,... cũng có thể gây rụng tóc. Cách búi tóc không bị rụng tóc Búi tóc không chỉ đơn thuần là việc gội gắp tóc lại mà còn liên quan đến việc chọn loại phụ kiện, kiểu búi và cách thức thực hiện. Tránh búi tóc dạng kéo tóc thường xuyên Thỉnh thoảng, bạn có thể buộc tóc chặt ra sau, nhưng tốt nhất bạn nên tránh để kiểu này từ ngày này sang ngày khác. Bởi điều này có thể khiến các sợi tóc dễ gãy và rụng. Theo thời gian, việc cột tóc liên tục như vậy có thể gây tổn thương nang tóc và tóc sẽ không mọc lại mà bị rụng vĩnh viễn. Tránh búi tóc dạng kéo và cần đảm bảo độ co giãn phù hợp Những kiểu tóc dễ bị rụng do lực kéo tóc gây ra gồm: búi tóc, tóc đuôi ngựa, tóc tết, kiểu tóc tết thành các bím nhỏ, tóc tết truyền thống người châu Phi,.... Do vậy, chỉ nên tạo những kiểu tóc này trong các dịp đặc biệt.  Thay đổi kiểu tóc Thay đổi kiểu búi tóc cũng là cách để giảm lực kéo tóc. Khi thay đổi từ kiểu tóc này sang kiểu tóc khác cũng góp phần giúp tóc có thời gian phục hồi. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu như đau nhói trên da đầu vì bị tóc kéo quá chặt hoặc xuất hiện vảy trên da đầu.  Tóc dài, tóc ngắn, tóc thẳng hay tóc xoăn đều có cách buộc búi tóc riêng biệt phù hợp. Đối với tóc dài, thử các kiểu búi lỏng để giảm áp lực lên từng sợi tóc. Một số kiểu búi tóc mà bạn có thể thay đổi: Chọn kiểu búi phù hợp Búi tóc thấp: Là kiểu tóc dễ thực hiện, không gây kéo quá nhiều cho tóc. Để búi tóc thấp thì bạn chỉ cần chia tóc thành 2 phần bằng nhau. Sau đó, tết tóc từ đỉnh đầu xuống và buộc lại bằng dây tóc. Búi tóc củ tỏi: Là kiểu tóc búi cao giúp bạn trông trẻ trung và năng động hơn. Kiểu búi này được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì rất dễ làm mà còn có thể biến tấu thành nhiều kiểu tóc khác như: búi củ tỏi thấp, búi củ tỏi cao, búi củ tỏi cả đầu, búi củ tỏi nửa đầu, búi củ tỏi 2 bên,...  Búi tóc đuôi ngựa: Là kiểu tóc đơn giản, dễ thực hiện. Để búi tóc đuôi ngựa, bạn chỉ cần chải tóc gọn gàng và buộc lại bằng dây buộc tóc.  Búi tóc nửa đầu: Là kiểu tóc trẻ trung và cá tính. Để búi tóc nửa đầu, bạn chia tóc thành hai phần bằng nhau, sau đó buộc tóc nửa trên bằng dây buộc tóc. Sử dụng phụ kiện tóc phù hợp Sử dụng phụ kiện tóc phù hợp, không làm tổn thương tóc: Ưu tiên lựa chọn các loại phụ kiện như scrunchies mềm mại, vòng đeo tóc không kim loại để giảm lực kéo lên tóc, tránh kéo tổn thương tóc, hạn chế rụng tóc. Tránh sử dụng các loại kẹp tóc có lực bám quá mạnh, bởi nó có thể làm gãy tóc. Tránh sử dụng phụ kiện tóc bằng kim loại Đảm bảo độ co giãn, độ căng vừa phải Buộc búi tóc không quá chật sẽ giảm áp lực lên tóc. Tùy thuộc vào loại tóc, có thể điều chỉnh độ co giãn của búi tóc để tránh căng quá mức gây rụng tóc. Nên buộc tóc lỏng tay, đặc biệt là ở phần chân tóc. Bởi đây là nguyên tắc quan trọng nhất để búi tóc không bị rụng tóc. Ngoài ra, hãy nới lỏng dây buộc một chút, đặc biệt là xung quanh vùng chân tóc để giảm thiểu lực kéo lên tóc. Không búi tóc khi còn ướt  Khi sợi tóc ướt, việc búi tóc sẽ gia tăng áp lực lên từng sợi tóc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hư tổn và tăng sức căng bên trong sợi tóc, đặc biệt là ở những vùng có áp lực cao như phần đỉnh đầu.  Không búi tóc khi tóc vẫn còn ướt Mặt khác, tóc ướt có thể tăng độ nhạy cảm của da đầu. Bởi việc buộc búi tóc khi tóc còn ướt và để tóc ẩm có thể tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe của da đầu và tóc. Chăm sóc tóc sau khi tháo búi, giảm gãy rụng Sau khi tháo búi tóc, bạn nên chăm sóc tóc bằng cách: Cách chăm sóc tóc sau khi tháo búi Tháo búi tóc nhẹ nhàng, không kéo mạnh, bởi nó có thể gây rụng tóc. Chải tóc một cách nhẹ nhàng để loại bỏ rối và vuốt tóc theo hướng tự nhiên trước khi buộc búi. Hạn chế sử dụng nhiệt cho tóc: Nhiệt độ cao từ máy sấy tóc, máy duỗi tóc,... có thể khiến tóc bị khô, xơ và dễ gãy rụng. Không gội đầu quá nhiều: Gội đầu quá nhiều sẽ khiến tóc bị khô và mất đi độ ẩm tự nhiên. Không chải tóc khi tóc ướt: Khi tóc ướt, tóc rất yếu và dễ gãy rụng. Massage đầu: Điều này giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng sức khỏe cho tóc.  Kết hợp sử dụng các sản phẩm dầu dưỡng tóc hoặc sản phẩm chăm sóc tóc để giữ độ ẩm và mềm mại cho tóc. Trường hợp nếu tóc quá hư tổn thì nên sử dụng các viên uống chăm sóc tóc từ sâu bên trong như viên uống Maxxhair có tác dụng kích thích mọc tóc, giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng dài lâu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn búi tóc không bị rụng tóc. Hãy tuân thủ theo những mẹo này, chắc chắn bạn sẽ có được búi tóc đẹp mà không gây tổn thương và gãy rụng cho tóc. 7 bí quyết giúp ngăn ngừa rụng tóc ở nữ giới bạn nên biết Thử ngay 5 cách làm sao cho tóc hết rụng tại nhà hiệu quả

Sau sinh 2 tháng đi làm tóc có sao không? – Lời khuyên từ chuyên gia

Trong một khảo sát gần đây, 70% các mẹ sau sinh cho biết họ muốn đi làm tóc sau sinh để thay đổi diện mạo. Tuy nhiên, 60% các mẹ cho biết họ lo lắng về những rủi ro khi làm tóc sau sinh. Vậy sau sinh 2 tháng đi làm tóc có sao không? Sau sinh 2 tháng đi làm tóc có sao không?  Sau sinh 2 tháng đi làm tóc được không? – Quan điểm chuyên gia Thực tế, chưa có nghiên cứu hoặc bằng chứng khoa học cụ thể nào nói về tác hại của việc làm tóc sau sinh. Nhiều người dù thích hoặc chủ quan thì vẫn làm, còn người nào cẩn trọng, kỹ tính muốn kiêng thì không làm, ít nhất là tới khi con cai sữa.   Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ sau sinh nên đợi ít nhất 6 tháng mới nên làm tóc, đặc biệt là các phương pháp như uốn, duỗi, nhuộm. Lý do là bởi: Không nên làm tóc sau sinh 2 tháng  Cơ thể sau sinh còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất. Sau sinh, cơ thể người mẹ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, hệ miễn dịch còn yếu. Các hóa chất trong thuốc uốn, duỗi, nhuộm có thể gây kích ứng da đầu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tóc sau sinh thường yếu và rụng nhiều, làm tóc có thể khiến tóc bị hư tổn thêm. Sau sinh, tóc thường bị rụng nhiều hơn do thay đổi nội tiết tố. Làm tóc có thể khiến tóc bị hư tổn thêm, dẫn đến rụng tóc nhiều hơn. Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Sau sinh 2 tháng đi làm tóc có sao không” là KHÔNG. Bởi đây không phải là thời điểm thích hợp nhất, nếu muốn gọn gàng sạch sẽ thì chỉ nên cắt bớt.   Những rủi ro khi làm tóc sau sinh 2 tháng Sau khi sinh, cơ thể của phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý và hormone, điều này có thể tạo ra một loạt các vấn đề liên quan đến tóc. Do vậy, việc làm tóc sau sinh sẽ khiến nhiều chị em tự tin và thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc đảm bảo sức khỏe và sự phục hồi của bạn cũng vô cùng quan trọng. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn đến tóc của bạn.  Ảnh hưởng đến sức khỏe Thuốc làm tóc có thể gây kích ứng, mẩn ngứa da đầu Kích ứng da đầu: Các hóa chất trong thuốc uốn, duỗi, nhuộm có thể gây kích ứng da đầu, khiến da đầu bị ngứa, rát, nổi mẩn đỏ. Trong một số trường hợp, các hóa chất này có thể gây bỏng da đầu. Thuốc nhuộm được coi là hóa chất có tác dụng tẩy trắng và thay đổi màu tóc. Bên cạnh đó, một số loại thuốc nhuộm có thể chứa nhiều hóa chất độc hại, chẳng hạn như Alkylphenol Ethoxylate (APE) khi cơ thể hấp thụ chất này, có thể gây rối loạn nội tiết tố hoặc para-phenylenediamine có trong thuốc nhuộm có thể gây ung thư bàng quang hoặc ung thư vú. Một số loại thuốc nhuộm tóc có chứa các thành phần gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt, với những người có da đầu nhạy cảm, mong manh, thuốc nhuộm tóc có thể gây lở loét, ngứa,... Do vậy phụ nữ sau sinh 2 tháng càng nên cẩn thận bởi cơ thể chưa được phục hồi hoàn toàn. Thuốc làm tóc thường có mùi hóa chất rất nồng và khi hít phải có thể khiến mẹ bị mệt mỏi, đau đầu,.... Khi bế trẻ nghĩa là trẻ cũng đang phải hít phải hóa chất này. Xem thêm: Thận trọng khi nhuộm tóc: Tác hại và hậu quả khôn lường Ảnh hưởng đến tóc Sự thay đổi của hormone sau sinh cũng có thể làm thay đổi cơ cấu và màu sắc của tóc, khiến kết quả cuối cùng không giống như mong đợi. Tóc dễ hư tổn, xơ rối, gãy rụng sau khi làm tóc Nhuộm tóc hoặc sử dụng hóa chất có thể làm yếu tóc và làm tăng nguy cơ gãy, rụng tóc hoặc thậm chí gây hỏng cấu trúc tóc.  Hư tổn tóc: Các hóa chất trong thuốc uốn, duỗi, nhuộm có thể khiến tóc bị khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng. Mất màu tóc: Thuốc nhuộm có thể khiến tóc bị mất màu nhanh hơn. Xem thêm: 10 cách trị chứng rụng tóc sau sinh ngay tại nhà hiệu quả Lời khuyên cho các mẹ muốn làm tóc sau sinh Maxxhair khuyên bạn KHÔNG NÊN làm tóc trong vòng 2 tháng. Nếu muốn làm tóc sau sinh, mẹ nên đợi ít nhất 6 tháng. Trong thời gian này, cơ thể mẹ đã hồi phục hoàn toàn, tóc cũng đã khỏe hơn. Lời khuyên cho các mẹ muốn làm tóc sau sinh Chờ ít nhất 3-6 tháng: Để đảm bảo cơ thể đã có đủ thời gian để hồi phục sau sinh và điều chỉnh lại hormone, bạn nên trì hoãn làm tóc phức tạp như nhuộm, uốn, hoặc ép ít nhất là 3-6 tháng sau sinh. Sử dụng sản phẩm tự nhiên: Chọn sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần tự nhiên để tránh hóa chất gây hại. Sản phẩm này giúp bảo vệ và nuôi dưỡng tóc một cách tốt nhất. Giữ gìn chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ lượng protein và vitamin để hỗ trợ sức khỏe tóc. Rau xanh, trái cây, hạt và thực phẩm giàu dưỡng chất là lựa chọn tốt. Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia làm tóc: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề về tóc sau sinh, như rụng tóc hoặc thay đổi cơ cấu tóc, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia làm tóc. Họ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể và giải pháp thích hợp cho tình trạng của bạn. Làm tóc nhẹ nhàng: Nếu bạn thực sự muốn làm tóc sau sinh, hãy nghĩ đến các dịch vụ nhẹ nhàng như cắt tóc, tạo kiểu tóc hoặc tẩy tóc thay vì những quy trình phức tạp. Điều này giúp giảm áp lực và căng thẳng cho cơ thể. Nếu vẫn muốn làm tóc sau 2 tháng, mẹ nên lưu ý: Hãy chọn cơ sở làm tóc uy tín và chọn phương pháp làm tóc phù hợp Chọn cơ sở làm tóc uy tín và sử dụng các sản phẩm chất lượng: Chọn salon làm tóc uy tín. Hãy đảm bảo rằng salon này tuân thủ các quy tắc vệ sinh và an toàn trong quá trình làm tóc. Tìm hiểu về các phương pháp làm tóc và rủi ro: Trước khi quyết định làm tóc, hãy tìm hiểu về các phương pháp làm tóc mà bạn muốn thực hiện và ảnh hưởng của nó đến tóc và sức khỏe của bạn. Hãy thảo luận với chuyên gia làm tóc về tình trạng tóc hiện tại để lựa chọn kiểu phù hợp nhất. Cẩn thận với hóa chất trong thuốc duỗi, uốn, nhuộm: Hỏi salon về các sản phẩm và hóa chất mà họ sử dụng trong quá trình làm tóc. Hóa chất mạnh có thể gây hại cho tóc và da đầu, đặc biệt là sau khi sinh. Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Sau sinh 2 tháng đi làm tóc có sao không?”. Nói chung, phụ nữ sau sinh nên đợi ít nhất 6 tháng mới nên làm tóc, đặc biệt là những phương pháp như duỗi, uốn, nhuộm. Còn nếu vẫn muốn làm tóc sau 2 tháng, các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp phù hợp. Tác hại của ép tóc? 7 bí mật thợ làm tóc không muốn cho bạn Sau sinh tóc rụng nhiều "cả nắm" phải làm sao? Rụng tóc sau sinh có mọc lại không?

Loading...