Rụng tóc nhiều có phải là dấu hiệu bị ung thư hay không?

Khi bị rụng tóc nhiều, mọi người thường không chỉ lo lắng vì nó gây mất thẩm mỹ mà còn băn khoăn liệu đó có phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư hay không. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

Rụng tóc nhiều có phải là dấu hiệu bị ung thư hay không? 1

Mối liên hệ giữa rụng tóc và bệnh ung thư

Theo một số nghiên cứu gần đây, nguy cơ ung thư ở người bị rụng tóc và người không bị rụng tóc không có sự khác biệt đáng kể. Một số bệnh ung thư có thể là nguyên nhân gây rụng tóc như ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, ung thư tuyến (adenoma) hay các khối u di căn lên da đầu. Tuy nhiên, tỉ lệ rụng tóc ở các bệnh nhân này khá thấp và không đặc trưng.

Vì vậy, trong phần lớn trường hợp quan niệm rụng tóc là biểu hiện của ung thư là sai lầm. Bạn chỉ nên lo lắng nếu rụng tóc nhiều kèm theo các dấu hiệu khác đặc trưng hơn của ung thư như sụt cân nhiều, sưng hạch, đau…

Phần lớn các trường hợp bị rụng tóc là do đang điều trị ung thư bằng hóa trị.

Mối liên hệ giữa rụng tóc và bệnh ung thư 1
Rụng tóc thường xảy ra ở người ung thư là do tác dụng phụ của hóa trị

Hóa trị là loại thuốc điều trị ung thư có nhiều khả năng gây rụng tóc nhất. Thuốc điều trị ung thư có thể khiến:

  • tóc mỏng dần
  • rụng tóc một phần hoặc mất các mảng tóc
  • rụng tóc hoàn toàn

Mức độ rụng tóc khi điều trị hóa trị còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Loại thuốc hoặc sự kết hợp của các loại thuốc bệnh nhân đang dùng
  • Liều lượng
  • Con đường truyền thuốc cbằng miệng hoặc tiêm hoặc nhỏ giọt qua tĩnh mạch
  • Mức độ nhạy cảm của người bệnh với thuốc
  • Người bệnh có từng điều trị bằng các loại thuốc gây nghiện trước đây hay không

Cũng giống khối u, nang lông là một cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và phát triển tóc. Tuy nhiên, các loại thuốc hóa trị sẽ tác động đến tất cả các tế bào, không ngoại trừ tế bào ác tính hay lành tính. Do đó, tóc cũng bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt. Ngoài ra, một số liệu pháp hormone hay xạ trị cũng có thể gây rụng tóc nhưng mức độ tóc rụng thường nhẹ và không đáng kể.

Rụng tóc do hóa trị thường xảy ra từ từ chứ không đột ngột. Nếu tóc bạn rụng, nó thường bắt đầu trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị.

Tóc của bệnh nhân sẽ mọc trở lại sau khi kết thúc quá trình điều trị hóa chất. Trong một số trường hợp rất hiếm, tóc không mọc trở lại. Điều này chỉ xảy ra khi bệnh nhân được điều trị với một loại thuốc cụ thể có liều lượng rất cao. Nếu lo lắng về vấn đề này, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa xem thuốc hóa trị đang sử dụng có khả năng gây rụng tóc hay không.

Vậy rụng tóc có thể là dấu hiệu bệnh lý gì?

Suy giáp

Suy giáp 1

Hormone tuyến giáp đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển và duy trì các nang tóc. Nang là những túi nhỏ dưới da mà từ đó lông mọc lên. Nên nếu chức năng tuyến giáp bị suy giảm có thể làm ngừng sự phát triển của tóc.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Ở những phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS) lượng hormone nội tiết nam Androgen tiết ra nhiều hơn. Chúng chuyển hóa thành hormone dihydrotestosterone – DHT khiến các nang tóc thiếu dinh dưỡng, tóc bị yếu đi. Chính vì thế, phụ nữ bị mắc bệnh này thì tóc thường mỏng và dễ hói đỉnh đầu, trong khi đó lông trên cơ thể lại phát triển mạnh, nhiều người còn gặp vấn đề nghiêm trọng về mụn trứng cá do Androgen kích thích tuyến dầu nhờn khiến lỗ chân lông bị bít tắc.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch 1

Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới, do đó việc phát hiện sớm triệu chứng của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Thông qua các nghiên cứu khoa học, người ta xác định được mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và chứng hói đầu ở nam giới.

Một đánh giá của các nghiên cứu liên quan đến gần 40.000 nam giới đã phát hiện ra rằng những người bị hói đầu ở nam giới – rụng tóc từ đỉnh đầu – có nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên đến 70%. Tuổi càng trẻ thì tóc rụng nhiều và mức độ hói đầu càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 850 nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ được công bố trong 60 năm qua. Tuy nhiên, chỉ có sáu bài có chất lượng cao và được chọn để đánh giá. Bốn cuộc được tiến hành ở Mỹ, một ở Đan Mạch và một ở Croatia.

Tìm ra một dấu hiệu trực quan về bệnh tim như rụng tóc là rất quan trọng vì nó có thể là tín hiệu cảnh báo sớm cho cả cá nhân để thay đổi lối sống của họ và cho các bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm thêm để ngăn chặn bệnh phát triển trước khi gây ra cơn đau tim.

Ba trong số các nghiên cứu đã theo dõi nam giới trong ít nhất 11 năm và phát hiện ra rằng những người bị rụng gần hết tóc có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn một phần ba. Những người bị hói trước tuổi trung niên (55-60) có nguy cơ cao hơn 44%. Ba nghiên cứu còn lại cho thấy nguy cơ gia tăng tổng thể là 70%, tăng lên 84% ở những người bị hói trước tuổi 55-60. Những ngườibị rụng gần hết tóc có nguy cơ tăng hơn gấp đôi so với những người chỉ mất một ít tóc.

Bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường có nhiều khả năng mắc một tình trạng gọi là rụng tóc từng mảng. Với chứng rụng tóc này, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc từng mảng trên đầu và rụng lông trên các bộ phận khác của cơ thể.

Chu kỳ phát triển của tóc trải qua 3 giai đoạn phát triển (kéo dài từ 2 năm trở lên với tốc độ 1-2cm/tháng) – thoái triển (phát triển chậm hơn) – nghỉ ngơi (tóc rụng).

Bệnh tiểu đường có thể làm gián đoạn quá trình này, làm chậm sự phát triển của tóc. Mắc bệnh tiểu đường cũng có thể khiến bạn rụng nhiều tóc hơn bình thường. Rụng tóc không chỉ trên đầu bạn. Bạn cũng có thể bị rụng lông trên cánh tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể. Khi tóc mọc lại, nó sẽ mọc lại với tốc độ chậm hơn bình thường.

Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng mắc một tình trạng gọi là rụng tóc từng mảng. Với chứng rụng tóc, hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc, dẫn đến rụng tóc từng mảng trên đầu và trên các bộ phận khác của cơ thể.

Bản thân bệnh tiểu đường có thể dẫn đến rụng tóc. Bạn cũng có thể bị rụng tóc do tác dụng phụ của căng thẳng do sống chung với bệnh mãn tính hoặc do các loại thuốc bạn dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Một số người mắc bệnh tiểu đường cũng mắc bệnh tuyến giáp, có thể góp phần gây rụng tóc.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến 1

Vảy nến là một bệnh lý miễn dịch mãn tính gây ra những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc trên da. Các mảng vảy nến trên da dầu khiến tóc mỏng dần hoặc rụng từng mảng tóc. Một số người cũng có thể bị rụng lông mày, lông mi, râu và lông trên cơ thể.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây rụng tóc

Bên cạnh các bệnh lý đã trình bày, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, hói đầu.

Tiền sử gia đình (di truyền)

Theo thống kê, có tới 85% nam giới bị rụng tóc hói đầu là do yếu tố di truyền. Trong khi đó tỉ lệ này ở nữ là khoảng 15%. Những người có người thân trong gia đình như bố mẹ, ông bà bị hói đầu có nguy cơ cao cũng gặp phải tình trạng này. Tình trạng rụng tóc thường xảy ra dần dần và theo các mô hình có thể đoán trước như chân tóc bị tụt xuống, xuất hiện các đốm hói ở nam giới và tóc mỏng dọc theo đỉnh da đầu ở nữ giới. Tần suất mắc bệnh và độ nặng của bệnh sẽ tăng dần theo tuổi tác.

Thay đổi nội tiết tố

Một loạt các tình trạng có thể gây ra rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời, bao gồm thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con, mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp. Ở nữ, hormone estrogen suy giảm khiến cho chu trình mọc tóc bị đảo lộn, tóc dễ bị tổn thương, suy yếu và gãy rụng. Do đó, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh rất dễ bị rụng tóc.

Trong khi đó sự suy giảm hormon testosterone tác động xấu đến việc cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tế bào mầm tóc, dẫn tới tình trạng rụng tóc ở nam giới sau tuổi 40.

Thuốc và thực phẩm bổ sung

Bên cạnh thuốc hóa trị ung thư, một só loại thuốc khác cũng có tác dụng phụ gây rụng tóc chẳng hạn như thuốc trị viêm khớp, trầm cảm, tim mạch, bệnh gút, tăng huyết áp…

Thiếu hụt protein

Các nang tóc có thành phần chủ yếu là protein. Do đó, thiếu hụt chất dinh dưỡng này là nguyên nhân khiến tóc yếu và rụng dần. Đây là lí do vì sao những người ăn chay thường bị rụng tóc.

☛ Xem chi tiết: Tóc rụng thiếu chất gì và giải pháp cải thiện nhanh chóng

Thiếu vitamin D

Một trong những vai trò của vitamin D là kích thích các nang tóc mới và cũ. Đồng thời, vitamin D còn giúp điều chỉnh sự tăng trưởng và biệt hóa của tế bào keratinocytes của tóc. Khi cơ thể không có đủ vitamin D sẽ cản trở quá trình phát triển của tóc mới.

Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nutrients (Thụy Sĩ) đã phát hiện ra rằng tóc có thể là đầu mối phát hiện sự thiếu hụt vitamin D. Nghĩa là bạn thực sự có thể đo mức độ Vitamin D trong cơ thể bằng cách xét nghiệm mẫu tóc. Thậm chí nếu tóc đủ dài, có thể đánh giá tình trạng vitamin D của cơ thể trong vòng vài năm.

Căng thẳng, stress

Nhiều người gặp tình trạng tóc mỏng đi trong vòng vài tháng sau một cú sốc về thể chất hoặc cảm xúc. Đây là dạng rụng tóc tạm thời, tóc có thể phục hồi sau khi các yếu tố môi trường ổn định trở lại. Thường xuyên bị căng thẳng, stress, mất ngủ, cơ thể ăn uống kiêng khem quá mức cũng làm tóc rụng nhiều hơn.

Hóa chất làm tóc

Tạo kiểu tóc quá nhiều hoặc những kiểu tóc quá chặt có thể gây ra một loại rụng tóc được gọi là rụng tóc do lực kéo. Các hóa chất sử dụng trong quá trình làm đẹp như thuốc uốn, thuốc duỗi… có tác động tiêu cực và có thể khiến tóc bị rụng nhiều.

Môi trường ô nhiễm

Ô nhiễm không khí, khói bụi, nguồn nước cũng gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của mái tóc, làm tóc khô xơ và dễ rụng.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng rụng tóc?

Chế độ ăn uống

Để mái tóc luôn khỏe đẹp, một chế độ dinh dưỡng khoa học là rất cần thiết. Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống tốt cho tóc cần bao gồm:

  • Đạm: có trong các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng gà, hạnh nhân, hàu…
  • Omega-3: có trong các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu,…
  • Vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, canxi, lưu huỳnh…): có trong hải sản, tim, gan, nho khô, các loại đậu, đỗ…
  • Vitamin nhóm B, vitamin H, vitamin E, vitamin C… thường có trong các loại rau xanh (rau bina, củ cải, lá diếp, mù tạt…), hoa quả (cam, việt quất, dâu tây…).
  • Nước lọc: một ngày cần uống trung bình 1,5 – 2 lít nước để cung cấp độ ẩm cho tóc.

☛ Xem chi tiết: Ăn gì để chống rụng tóc?

 1

Chăm sóc tóc đúng cách

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên lưu ý một số thói quen chăm sóc tóc hằng ngày để ngăn chặn tóc rụng:

  • Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ cho tóc như dầu gội đầu thảo dược
  • Tránh lạm dụng nhuộm tóc, tạo kiểu tóc bằng hóa chất nhiệt nóng
  • Sử dụng lược mềm và răng thưa để chải tóc, tránh chải tóc khi gội đầu hoặc lúc tóc còn ướt.
  • Tránh sử dụng máy sấy tóc, kẹp uốn tóc, máy duỗi và máy uốn tóc trên tóc mỏng và vỗ nhẹ tóc khô sau khi gội.
  • Nếu da đầu của bạn bị bong tróc hoặc ngứa, điều này có nghĩa là da khô – hãy sử dụng dầu hoặc kem dưỡng ẩm, không phải dầu gội trị gàu.
  • Không buộc tóc quá chặt
  • Tránh gội dầu bằng nước nóng

☛ Đọc thêm: Cần làm gì khi tóc rụng quá nhiều?

Maxxhair – Giải pháp xua tan nỗi lo rụng tóc

Song song với các biện pháp được trình bày nêu trên, bạn có thể sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Maxxhair. Theo Đông Y để có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh nhất thì cần tác động từ bên trong bằng các sản phẩm đường uống có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, không gây tác dụng phụ và Maxxhair là một trong số những sản phẩm như vậy.

Maxxhair - Giải pháp xua tan nỗi lo rụng tóc 1

Maxxhair đã được Bộ Y tế – Cục An toàn Thực phẩm cấp phép và lưu hành hơn 10 năm trên thị trường. Năm 2020, Maxxhair ra mắt công thức cải tiến bổ sung thêm thành phần Polyaktiv nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Theo nghiên cứu tại Nhật Bản, Polyaktiv có tác dụng tăng tốc độ mọc tóc nhanh hơn 60%.

Cũng theo nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2020, với liều lượng viên uống Maxxhair mới được điều chỉnh thích hợp, tác dụng cho thấy sự tái tạo các nang rõ rệt sau ngày thứ 19 và 26 ngày. Từ đó giúp sợi tóc mọc lên nhanh chắc khỏe hơn. Nghiên cứu được thực hiện bởi PGS.TS Phạm Thị Vân Anh – Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội vào tháng 01 năm 2020.

Được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GPM tại nhà máy IMC Quang Minh 1 tại Mê Linh – Hà Nội, Maxxhair đem đến 3 tác động kết hợp:

  • Giảm số lượng tóc rụng: Thành phần Kẽm và L’Arginine giúp giảm hormone DHT nội sinh (Dihydrotestosterone). DHT chính là nguyên nhân chính gây bít tắc nang tóc, làm tóc không nhận đủ dưỡng chất nuôi tóc nên tóc bị yếu và rụng dần.
  • Thúc đẩy thời gian mọc tóc nhanh hơn: Thành phần Polyaktiv giúp tăng tốc độ phát triển của tóc lên tới 60%, từ đó giúp tóc mọc nhanh hơn.
  • Giúp cho sợi tóc mới mọc lên đen chắc khỏe hơn: nhờ các Vitamin và các khoáng chất như: Vitamin B5, Biotin, Hà thủ ô đỏ, Cao dâu tằm, Bột mộc nhĩ…

Maxxhair có bán tại các Nhà thuốc trên Toàn Quốc. Để tìm Nhà thuốc gần nhất, bạn có thể gọi tới số 1800.1564 để được tư vấn và chỉ điểm bán. Hoặc bạn có thể tìm điểm bán Maxxhair TẠI ĐÂY

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về việc rụng tóc có phải là dấu hiệu ung thư hay không, đồng thời cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng rụng tóc của mình. Chúc bạn sớm tìm ra giải pháp để có một mái tóc dày mượt và chắc khỏe.

Tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3764743/
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hair-loss/symptoms-causes/syc-20372926
  • https://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/dont-ignore-your-hair-fall-here-are-some-diseases-that-may-cause-hair-loss-721190/
Cập nhật lúc: 08/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Các thông tin trên website Maxxhair.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.vn không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...