Kiến thức bệnh rụng tóc

Tại sao tiêm vaccine covid 19 xong bị rụng tóc?

Rụng tóc luôn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc, có thể do chăm sóc không đúng cách hoặc nguyên nhân bệnh lý. Thời gian gần đây, có rất nhiều chia sẻ về tình trạng rụng tóc sau tiêm vaccine (vắc-xin) ngừa covid 19. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc đó. Mục lụcĐộ nguy hiểm của covid 19 và tầm quan trọng của tiêm vắc-xinTiêm vắc-xin ngừa covid 19 có làm rụng tóc không?Nguyên nhân tóc rụng sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19 là gì?Ăn gì giúp kích thích tóc mọc nhanh sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19?Những lưu ý khi trị rụng tóc sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19Một vài tip trị rụng tóc sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 191. Trị rụng tóc bằng sả2. Trị rụng tóc bằng gừng4.3 Trị rụng tóc bằng hành tây và mật ong4. Trị rụng tóc từ nước vo gạo và vừng tươi Độ nguy hiểm của covid 19 và tầm quan trọng của tiêm vắc-xin Đại dịch Covid 19 là đại dịch nguy hiểm và kéo dài nhất từ trước đến nay khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán vào cuối tháng 12 năm 2019 đến giờ chưa có dấu hiệu kết thúc. Mỗi người lại có các triệu chứng nhiễm bệnh khác nhau nhưng các triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt, ho, đau họng, mất vị giác, khứu giác,… Bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có bệnh nền (bệnh tim mạch, bệnh phổi, gan,…), thực tế đã cho thấy covid 19 đã cướp đi hàng triệu tính mạng. Để phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của dịch covid 19, bên cạnh việc nghiêm túc tuân thủ quy định 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” mà Bộ Y tế đề ra thì việc được tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Theo như nhận định của các chuyên gia thì tiêm vaccine sẽ làm giảm bớt phần nào khả năng nhiễm bệnh hay ngăn ngừa nguy cơ bệnh trở nặng ngay cả khi đang bị nhiễm covid 19. Tiêm vắc-xin ngừa covid 19 có làm rụng tóc không? Thời gian gần đây, rất nhiều người không khỏi băn khoăn lo lắng về tình trạng tóc gãy rụng sau khi tiêm vaccine ngừa covid 19. Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia cho hay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề tiêm vắc-xin ngừa covid 19 xong sẽ gây rụng tóc hay không nhưng họ cũng không loại trừ khả năng đó là một tác dụng phụ của vaccine. Rụng tóc sau khi tiêm vaccine không có gì là nguy hiểm và trong trường hợp này, tóc vẫn sẽ mọc lại nếu như bạn chăm sóc đúng cách. Theo như khảo sát thì đa số người bị rụng tóc là sau khi tiêm mũi thứ 2 và sau mũi tăng cường. Họ cho hay tóc thường rụng thành từng mảng, thậm chí bị hói. Dù chưa thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất nhưng tin rằng nếu các bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lí; biết chăm dưỡng đúng cách thì mái tóc của bạn sẽ chắc khỏe, óng mượt trở lại. Nguyên nhân tóc rụng sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19 là gì? Người bệnh thường nghĩ rằng mái tóc của mình bị rụng là do tiêm vaccine mà ra nhưng theo các chuyên gia, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận chính xác vấn đề tiêm vắc-xin có gây rụng tóc hay không. Họ cũng không loại trừ khả năng đó là một tác dụng phụ của vaccine nhưng nếu có đúng thì cũng chỉ ảnh hưởng phần rất nhỏ và nguyên nhân chủ yếu gây ra rụng tóc sau nhiễm covid 19 phải kể đến bao gồm: Người bệnh sốt cao, mệt mỏi, cơ thể suy nhược dẫn đến thiếu chất, không đủ máu để nuôi dưỡng nang tóc. Nang tóc không phát triển dẫn đến tình trạng tóc cũ xơ rối, gãy rụng; tóc mới chưa kịp mọc ra. Tâm lý lo lắng, căng thẳng khi biết mình bị nhiễm bệnh cũng là nguyên nhân gây rụng tóc bởi thần kinh nội tiết rối loạn, nang tóc không hoạt động đúng chu trình; tình trạng này kéo dài cũng gây rụng tóc. Trong thời gian bị bệnh, dùng nhiều thuốc kháng sinh để giảm sốt thường gây mỏng tóc, thiếu hụt vitamin B. Sự thiếu hụt này khiến tóc khô xơ và dễ gãy rụng. Theo quan niệm của y học cổ truyền “người ốm phải kiêng nước” thì trong thời gian bị nhiễm bệnh cần hạn chế việc tắm gội, khi đó tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, tăng sản sinh bã nhờn gây bít tắc nang lông, cản trở sự phát triển của tóc. Nang tóc cũng không đủ dưỡng chất để nuôi tóc, từ đó dẫn đến gãy rụng. Việc ốm sốt, cơ thể suy yếu dẫn đến lười ăn, thường sẽ thiếu dưỡng chất cần thiết bổ sung cho tóc như sắt trong hải sản, kẽm, axit amin có trong đạm cá,… nên việc gãy rụng, hư tổn là không thể tránh khỏi. ☛  Tìm hiểu: 15 nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến nhất Ăn gì giúp kích thích tóc mọc nhanh sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19? Bên cạnh việc chăm sóc mái tóc từ bên ngoài thì việc bổ sung chất dinh dưỡng từ bên trong cũng quan trọng không kém. Hãy bổ sung những loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống của mình ngay để có một mái tóc chắc khỏe: Cá hồi là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chứa hàm lượng lớn protein, sắt, vitamin B12, axit béo omega 3, omega 6. Đây đều là những chất tốt cho tóc, giúp kích thích tóc mọc nhanh và chắc khỏe. Trứng là món ăn quá quen thuộc đối với mỗi nhà, mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và cho mái tóc nói riêng. Trứng gà vừa có thể dùng để gội dưỡng vừa có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến với các loại thực phẩm khác, rất dễ ăn lại tốt cho sức khỏe. Trong trứng gà có chứa lượng lớn biotin, protein, kẽm và sắt đều cần thiết cho một mái tóc đang thiếu sức sống. Ăn 4 trứng gà trong một tuần để kiểm soát lượng dầu trên tóc và ngừa rụng tóc hiệu quả. Gan động vật chứa nhiều sắt, protein cùng các vitamin B12, A, D giúp mái tóc giảm gãy rụng tuy nhiên gan là cơ quan giải độc và trao đổi chất nên có chứa cả cholesterol, chất cặn, bởi vậy khi mua bạn cần lựa chọn thật cẩn thận. Những ai bị bệnh về gan, thận, mỡ máu, gout thì không nên ăn thực phẩm này. Người bình thường cũng chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Ớt chuông vàng có chứa lượng lớn các vitamin C và vitamin A. Vitamin C giúp kích thích sản xuất collagen, tạo lớp bảo vệ vững chắc cho da đầu của bạn. Vitamin A trong ớt khiến tuyến da điều tiết chất nhờn giúp da đầu có độ ẩm nhất định, ngừa khô da, giúp nang tóc phát triển nhanh chóng. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng thì không thể không có rau và đặc biệt rau có màu xanh đậm giàu chất xơ và sắt. Một số nghiên cứu có nhắc tới khi cơ thể thiếu sắt thì các dưỡng chất khó mà được vận chuyển tới nang tóc, từ đó dẫn đến rụng tóc. Do đó để có một mái tóc óng mượt, chắc khỏe thì bổ sung rau có lá màu xanh đậm là rất cần thiết. Một số loại rau có lá màu xanh đậm nhiều dinh dưỡng mà bạn đọc nên thử là: rau chân vịt, rau cải xoăn, cải cay, súp lơ xanh,… Tráng miệng bằng chuối chín để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mái tóc của bạn. Trong chuối có chứa hàm lượng lớn kali, vitamin B6, C, A, E giúp ngăn ngừa rụng tóc, kiểm soát gàu, dưỡng ẩm và kích thích mọc tóc. Kết thúc một bữa ăn dinh dưỡng bằng một tách trà hà thủ ô thì quá hoàn hảo rồi. Cho 2-4 miếng hà thủ ô vào bình sứ rồi đổ nước đun sôi vào tầm 15 phút, sau đó rót ra chén cho bớt nóng và thưởng thức. Hà thủ ô được biết đến như là một vị thuốc thần kì có khả năng làm giảm rụng tóc hiệu quả, đem đến một mái tóc đen bóng, mượt mà. Những người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp và viêm gan thì không nên dùng hà thủ ô bởi có thể gây tác dụng ngoài ý muốn. ☛  Chi tiết: 18 loại thức ăn giúp tóc bạn mọc nhanh hơn Những lưu ý khi trị rụng tóc sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19 Bên cạnh việc lựa chọn nguồn thức ăn dinh dưỡng thì việc thay đổi những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng rất cần thiết để khắc phục chứng rụng tóc sau nhiễm covid 19. Một số lưu ý dưới đây bạn đọc nên cân nhắc: Giữ một tâm trạng thoải mái, một thái độ vui vẻ dù biết bản thân bị nhiễm bệnh là bạn đã chiến thắng phần nào rồi. Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, stress thì khiến hormone cortisol tiết ra nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn bình thường dẫn đến tình trạng rụng tóc. Hạn chế việc thay đổi kiểu tóc thường xuyên: Khi mới khỏi bệnh thì mái tóc còn yếu nên việc thường xuyên sử dụng hóa chất để thay đổi kiểu tóc rất dễ gây tổn thương cho tóc và hậu quả là mái tóc ngày càng trở nên khô xơ, gãy rụng. Tránh sấy tóc sau khi vừa gội xong: Dù bị bệnh hay không bị bệnh thì việc sấy tóc ngay sau khi gội đầu đều rất có hại cho mái tóc của bạn. Tóc bị ảnh hưởng bởi nhiệt nhiều cũng dễ khô xơ, gãy rụng. Sau khi gội, bạn hãy dùng khăn vải bông, vải xô thấm bớt phần nước trên tóc, sau đó dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp có gió. Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ, mất ngủ cũng làm chậm quá trình phát triển của tóc khiến tóc rụng nhiều hơn. Do đó để có một giấc ngủ ngon, bạn đọc nên kết hợp ăn đủ chất kèm với những bài tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ. Một vài tip trị rụng tóc sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19 Đại dịch covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp, chẳng may trở thành F0 và thấy mái tóc của mình bắt đầu có dấu hiệu gãy rụng. Đừng lo chúng tôi có vài tip trị rụng tóc tại nhà từ những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm rất phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay bạn đọc có thể tham khảo qua: 1. Trị rụng tóc bằng sả Nguyên liệu: 5-8 cây sả còn cả lá và củ Cách làm: Đem rửa hết số sả đã chuẩn bị rồi đập dập cho vào nồi nước sôi để nấu lấy nước cốt. Xả qua tóc với nước ấm rồi lấy phần nước cốt để gội. Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn, tránh gãi mạnh gây tổn thương da đầu. Công dụng: Tinh dầu xả có chứa hoạt chất citral và geraniol có khả năng bảo vệ nang tóc, giúp giảm nguy cơ gãy rụng và đặc biệt tốt với những người có mái tóc mỏng, yếu. 2. Trị rụng tóc bằng gừng Nguyên liệu: 4-5 củ (tùy vào lượng tóc) Cách làm: Đem rửa sạch số gừng đã chuẩn bị rồi để ráo nước. Đem nướng rồi nghiền nát và ép lấy nước. Làm ẩm tóc với nước ấm rồi thoa nước gừng lên đều phần da đầu. Massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút. Xả lại với nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Công dụng: Dưỡng chất citral, chavicol, nonanal,… trong gừng có khả năng kháng khuẩn, cải thiện rụng tóc rất tốt. 4.3 Trị rụng tóc bằng hành tây và mật ong Nguyên liệu: Hành tây: 1 củ Mật ong: 1 thìa nhỏ Cách làm: Gọt vỏ hành tây rồi ép lấy nước. Cho 1 thìa mật ong vào nước ép hành tây. Thoa đều hỗn hợp lên da đầu rồi massage nhẹ nhàng trong 5 phút. Ủ bằng mũ chuyên dụng trong 1 tiếng. Gội lại bằng nước lạnh. Công dụng: Hành tây có tính kháng khuẩn mạnh, vừa ngăn ngừa các bệnh trên da đầu, vừa trị rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh chóng. ☛ Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết 7 cách trị rụng tóc từ hành tây 4. Trị rụng tóc từ nước vo gạo và vừng tươi Nguyên liệu: Nước vo gạo: 2,5-3 lít Vừng tươi: 40-100 gram Cách làm: Đun sôi nước vo gạo chung rồi đổ vừng vào. Để ấm rồi đem đi gội. Sau khi để khô tóc thì gội lại với nước sạch. Công dụng: Liên tục gội mỗi ngày, chắc chắn các bạn sẽ phải ngạc nhiên về độ giảm gãy rụng của mái tóc. Bên cạnh các gợi ý trên, các chuyên gia chăm sóc tóc cũng gợi ý cho bạn sử dụng Maxxhair – viên uống bổ sung dưỡng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe, bóng đẹp. Công thức hoàn hảo của Maxxhair, sản phẩm đã có mặt 11 năm trên thị trường Trong Maxxhair có chứa Polyaktiv – chiết xuất từ mầm gạo Ozyra Nhật Bản, đây là hoạt chất quý có tác dụng làm tăng 60% tốc độ phát triển của nang tóc, giúp tóc sớm mọc. Polyakiv được chứng minh là có tác dụng tương đương với thuốc điều trị rụng tóc Minoxidil. Maxxhair có chứa hàm lượng cao phức hợp kẽm và axit amin L-arginine giúp giảm DHT. Kết hợp thêm với axit amin L-carnitine fumarate và Biotin giúp giảm lượng bã nhờn trên da đầu và chân tóc, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng. Bên cạnh đó, Maxxhair còn có Cao Hà thủ ô, Cao Thân cành, dễ dâu tằm là những thảo dược vốn được biết đến là vô cùng tốt cho tóc. Nhờ có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên mà Maxxhair giúp việc phục hồi nang tóc, tọc mọc mới hiệu quả mà không gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn. ⏩ Tìm nhà thuốc bán Maxxhair gần bạn nhất BẤM TẠI ĐÂY ⏩ Hoặc Đặt mua trực tiếp tại Công ty (giao hàng tận nhà) xem TẠI ĐÂY Dịch bệnh hiện tại ở nước ta đã phần nào đi qua đỉnh điểm, tuy nhiên vẫn không nên chủ quan, cần tiếp tục nâng cao cảnh giác, có ý tức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Nếu không may trở thành F0, bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh và thực hiện chăm sóc sức khỏe theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho những ai gặp tình trạng rụng tóc sau khi tiêm vắc-xin ngừa covid 19. Chúc bạn đọc có thật nhiều sức khỏe, mạnh mẽ vượt qua đại dịch. Chia sẻ Chia sẻ

Tóc tự nhiên rụng nhiều thì nên làm gì?

Rụng tóc là biểu hiện bình thường, nằm trong vòng đời phát triển của tóc. Tuy nhiên, tóc đột ngột rụng nhiều có thể cảnh báo bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó. Do đó, bạn cần quan tâm hơn đến mái tóc của mình, “lắng nghe” xem tóc của bạn đang muốn nói điều gì. Mục lụcTìm hiểu về chu kì tóc mọc – rụngTóc rụng nhiều ?Rối loạn nội tiết sau sinhGiảm cân đột ngộtHóa trịChấn thương thể chấtCăng thẳng quá độ, trầm cảmTác dụng phụ của một số loại thuốcẢnh hưởng từ hóa chất làm tócTự nhiên tóc rụng nhiều phải làm sao?Tới gặp bác sĩ và lắng nghe tư vấn“Đối xử” với mái tóc bằng những thói quen tốtĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡngÁp dụng các biện pháp kích thích mọc tócTiêm CorticosteroidsSử dụng viên uống Maxxhair để hỗ trợ mọc tóc Tìm hiểu về chu kì tóc mọc – rụng Tóc có cấu trúc sừng (phần thân là phần chết), hình sợi, được cấu thành từ biotin, kẽm, lưu huỳnh, nitơ… và có thể mang nhiều màu sắc khác nhau. Bình thường khi sinh ra con người đã có sẵn từ 100.000 – 200.000 nang tóc được xác định sẵn màu sắc. Sau đó, tóc dần phát triển theo 3 giai đoạn gồm: tăng trưởng (anagen), ngừng phát triển (catagen) và thoái triển (telogen). Ở giai đoạn tăng trưởng, các sợi tóc phát triển nhanh, phổ biến tóc sẽ dài ra khoảng từ 1 – 2 cm/tháng, tương ứng với 6 – 12cm/năm. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 – 5 năm. Tại bất kỳ một thời điểm nào, trên đầu mỗi người sẽ có khoảng 85 – 95% số tóc đang ở giai đoạn anagen. Ở giai đoạn ngừng phát triển, tóc sẽ tạm ngừng mọc tiếp. Khoảng thời gian 2 – 3 tuần của giai đoạn này tóc sẽ nghỉ ngơi. Có khoảng 1 – 2% lượng tóc trên đầu bạn đang ở trong giai đoạn catagen. Ở giai đoạn thoái triển, sợi tóc sẽ dần đẩy ra khỏi nang tóc và rụng khỏi da đầu. Sau khi tóc rụng, nang tóc cần thời gian nghỉ ngơi từ 2 – 3 tháng và sẽ tiếp tục một chu kỳ tóc mới. Ở một thời điểm bất kỳ, trên đầu bạn sẽ có từ 8 – 9% sợi tóc đang trong giai đoạn telogen. Vào cuối các chu kì, tóc bắt đầu rụng dần để tóc mới mọc thay thế. Thông thường, mỗi ngày có 30 – 60 sợi tóc ở cuối chu kì rụng đi cân bằng với lượng nang tóc mới được phát triển thêm. Vì vậy, lượng tóc trên đầu thường được duy trì nguyên vẹn. Nhưng trong trường hợp tóc rụng nhiều, rụng mất kiểm soát, cảm thấy da đầu thưa tóc, hói dần thì có thể bạn đã mắc bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tóc rụng nhiều ? Triệu chứng rụng tóc nhiều không chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti về ngoại mình mà còn có thể mang đến cảm giác lo lắng và bất an. Nếu tóc đột ngột rụng nhiều bất thường, bạn có thể nghĩ tới các nguyên nhân sau đây: Rối loạn nội tiết sau sinh Rụng tóc do nội tiết rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh và độ tuổi mãn kinh. Các mẹ bỉm sữa thường bị rụng tóc nhiều sau khi sinh em bé, đó là kết quả của sự rối loạn nội tiết tạm thời gây gián đoạn vòng đời phát triển của tóc. Nếu đang ở trong tình trạng này, bạn cũng đừng quá lo lắng vì tóc sẽ mọc lại sau 6-9 tháng. Mẹ bỉm sữa nên chú ý cải thiện chế độ ăn uống giàu protein, sắt và duy trì giấc ngủ đầy đủ để cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như mái tóc của mình. Đọc thêm về: Rụng tóc do rối loạn nội tiết tố Giảm cân đột ngột Cân nặng sụt giảm mạnh trong thời gian ngắn sẽ khiến cơ thể suy nhược, thiếu protein trầm trọng. Protein lại là thành phần chính của tóc, nếu không duy trì đủ lượng cần thiết, tóc sẽ rụng liên tục. Do đó, nếu bạn đang có ý định giảm cân, hãy xem xét phương pháp phù hợp và cân bằng chế độ ăn uống để có thể giảm cân lành mạnh mà không ảnh hưởng quá nhiều tới làn da, mái tóc, giấc ngủ hay năng suất làm việc của mình. Hóa trị Phần lớn bệnh nhân ung thư sẽ trải qua tình trạng rung tóc độ ngột sau các đợt hóa trị. Chính vì thế, nhiều người thường chủ động cắt tóc ngắn hoặc cạo tóc trước khi tiến hành điều trị. Có thể bạn quan tâm: Ung thư có phải là nguyên nhân gây rụng tóc? Chấn thương thể chất Trấn thương hay phẫu thuật,…có thể gây ra một “cú sốc” cho các nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc đột ngột. Lượng tóc rụng tóc thể lên tới 75% và kéo dài vài tháng sau trấn thương. Căng thẳng quá độ, trầm cảm Nếu như bạn đang trải qua một cú sốc lớn về tinh thần, các vấn đề thể chất sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, trong đó có tình trạng tóc rụng đột ngột. Căng thẳng thần kinh nghiêm trọng làm tăng telogen effluvium – một dạng rụng tóc tạm thời buộc các nang tóc sớm vào giai đoạn nghỉ ngơi của chu kỳ tóc, khiến tóc rụng nhiều đột ngột. Tác dụng phụ của một số loại thuốc Các thuốc kháng đông máu, thuốc giảm đau, thuốc trị mụn trứng cá retinoid, thuốc beta, thuốc truyền vào cơ thể qua quá trình hoá trị hoặc xạ trị… có đi kèm tác dụng phụ khiến tóc rụng không kiểm soát cho đến rụng toàn bộ. Tuy nhiên, tóc sẽ mọc lại khi bạn ngưng dùng thuốc. Ảnh hưởng từ hóa chất làm tóc Các biện pháp làm đẹp cho tóc bằng hoá chất rất phổ biến hiện nay. Nhưng các hoá chất trong quá trình ép, uốn, nhuộm… ngay cả xịt bóng đều ảnh hưởng tiêu cực đến tóc và da đầu, khiến tóc khô xơ, dễ rụng. Muốn lấy lại sức sống cho tóc, bạn hãy chăm dưỡng tóc thường duyên với tinh chất và dầu hấp đồng thời hạn chế tối đa những lần làm đẹp cho tóc với hoá chất. Tự nhiên tóc rụng nhiều phải làm sao? Còn tùy thuộc vào tình trạng rụng tóc, nguyên nhân rụng tóc mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cách tốt nhất là bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp tóc rụng do nguyên nhân bệnh lý, bạn cần điều trị dứt điểm bệnh lý trước, sau đó tóc sẽ dần mọc trở lại khi khỏi bệnh. Dưới đây là những hướng dẫn bạn nên biết để xử lý khi tóc bị rụng nhiều đột ngột. Tới gặp bác sĩ và lắng nghe tư vấn Điều trị rụng tóc hiệu quả bắt đầu từ việc tìm ra nguyên nhân. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Các bác sĩ có kiến ​​thức chuyên sâu và kinh nghiệm điều trị các nguyên nhân rụng tóc khác nhau. Bạn không nên tự ý điều trị khi chưa có tư vấn và sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. “Đối xử” với mái tóc bằng những thói quen tốt Khi tóc và da đầu đang tổn thương, bạn cần lên kế hoạch chăm sóc tóc tỉ mỉ để ngăn chặn tình trạng rụng tóc thêm nghiêm trọng. Sau đây là những lưu ý bạn cần nhớ: 1/ Khi gội đầu nên chọn loại dầu gội dịu nhẹ, phù hợp với loại da của bạn. Bạn có thể lựa chọn các loại dầu gội thảo dược kích thích mọc tóc theo gợi ý này: Top 10 loại dầu gội thảo dược kích thích mọc tóc hiệu quả 2/ “Cách ly” mái tóc của bạn với hóa chất làm đẹp tóc trong một thời gian. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng những sản phẩm này, hãy tìm một salon uy tín có các chuyên gia biết cách kiểm tra da đầu và tóc của bạn để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho bạn. 3/ Hạn chế sử dụng máy là tóc, máy uốn tóc, chỉ nên dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải, và cách xa tóc ít nhất 20cm. 4/ Che chắn, bảo vệ cho mái tóc khi đi ra ngoài khỏi ánh nắng mặt trời, khói bụi,… 5/ Ngừng búi tóc cao, cột đuôi ngựa, bím tóc, tóc tết hoặc bím tóc. Nếu có thể hãy cắt tóc ngắn hơn để da đầu bớt nặng nề, ngăn tóc rụng thêm nhiều. 6/ Ngừng các thói quen xấu cho tóc như: dùng tay xoắn tóc, nhổ tóc sâu, chải tóc mạnh, dùng lược khi gội đầu, dùng khăn chà xát tóc quá manh… 7/ Massage da đầu tác động lên các dây thần kinh ở vùng dưới da đầu, kích thích việc tuần hoàn máu, đưa dưỡng chất đi nuôi nang tóc hiệu quả hơn, nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển của tóc hiệu quả hơn. Bạn có thể kết hợp massgae da đầu trong quá trình gội đầu, xả kem dưỡng tóc hoặc sau khi xịt tinh dầu cho tóc. 8/ Dưỡng tóc với tinh dầu: nhiều loại tinh dầu có các tinh chất có khả năng kích thích mọc tóc. Hãy kết hợp tinh dầu với massage da đầu để tóc mọc nhanh hơn. ☛ Tham khảo: 10 loại tinh dầu mọc tóc hiệu quả Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng Ăn uống đủ chất sẽ kích thích tóc mọc lại nhanh. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc tóc chắc khỏe và nhanh mọc hơn từ bên trong. Bạn hãy lưu ý bổ sung các thực phẩm dưới đây trong bữa ăn hàng ngày: Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,… Sắt có thể tìm được trong: rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, hạt quinoa,… Kẽm là thành phần nổi bật của: thịt, động vật giáp xác, đậu, các loại hạt,… Vitamin B12 rất giàu trong: cá hồi, cá mòi, ngũ cốc, ngao, trứng, sữa,… Vitamin B7 (biotin) được tìm thấy trong: nấm, cà rốt, rau chân vịt, quả óc chó,… Vitamin E dễ tìm được trong: hạt hướng dương, hạnh nhân, bí đỏ, kiwi,… Axit béo omega 3: các loại cá béo, các loại hạt và quả hạch, dầu oliu,… Áp dụng các biện pháp kích thích mọc tóc Bạn có thể cải thiện tình trạng rụng tóc tạm thời bằng một số loại thuốc hoặc liệu pháp đặc biệt dưới đây, nhưng đừng quên lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng. 1. Minoxidil Minoxidil là một loại thuốc được dùng khá phổ biến trong điều trị rụng tóc, giúp kích thích mọc tóc. Khi sử dụng minoxidil, bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vùng da có tóc rụng. Thuốc có nồng độ 2% dành cho nữ và 5% dành cho nam. Thuốc có thể mang tới hiệu quả nhìn thấy được sau khoảng thời gian từ 6 tháng tới 1 năm Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: kích ứng, viêm da, ngứa ngáy, rậm lông, nóng trong, chóng mặt, rối loạn thị giác,… Và cần lưu ý rằng, tóc sẽ rụng trở lại, thậm chí rụng nhanh hơn và nhiều hơn khi bạn ngừng dùng thuốc. 2. Finasteride Finasteride cũng là một loại thuốc điều trị rụng tóc dành cho nam giới. Khi sử dụng minoxidil không mang đến hiệu quả, bạn sẽ được chỉ định sang Finasteride. Dựa trên cơ chế enzyme 5 – anpha reductase, Finasteride có khả năng giảm chuyển đổi testosterone thành hormone DHT, kích thích tóc mọc mới. Thuốc có đi kèm tác dụng phụ ngoài mong đợi là: rối loạn cương dương, giảm ham muốn, nữ hóa tuyến vú,… 3. Spironolactone Spironolactone phổ biến trong điều trị bệnh huyết áp cao, suy tim, bệnh thận, gan mật,… Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, thuốc vẫn được kê trong đơn điều trị rụng tóc nhiều ở nữ giới. Với phụ nữ rụng tóc do thiếu dinh dưỡng, rụng tóc do hóa chất, hóa trị, xạ trị dùng Spironolactone không mang lại hiệu quả. Tác dụng phụ có thể có của thuốc: chảy máu dạ dày, đau đầu, cân nặng tăng không kiểm soát, rối loạn kinh nguyệt,… Tiêm Corticosteroids Ở một vài trường hợp rụng tóc nặng, bác sĩ có thể đưa ra phương án tiêm corticosteroids. Tuy nhiên, tiêm corticosteroids có nguy cơ để lại biến chứng teo da, mỏng da tại vùng da đầu bị tác động. Sử dụng viên uống Maxxhair để hỗ trợ mọc tóc Bên cạnh những hướng dẫn cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều nêu trên, bạn có thể quan tâm tới những sản phẩm lành tính, có khả năng chăm sóc tóc khỏe đẹp và kích thích mọc tóc hiệu quả từ bên trong. Maxxhair với công thức được nghiên cứu kỹ lưỡng từ các thành phần thảo dược quý, bào chế trên công trình tiên tiến, hiện đại đem đến công dụng vượt trội, giúp giảm tình trạng tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc, đem đến cho bạn mái tóc chắc khỏe, bóng mượt. Chiết xuất từ mầm gạo Ozyra sativa (Polyaktiv) có tác dụng hỗ trợ phát triển nang tóc, giúp tóc mọc nhanh chắc khỏe tương đương với thuốc điều trị rụng tóc Minoxidil (Loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân rụng tóc; hói đầu). Phức hợp Kẽm + L’arginin có trong Maxxhair cân bằng hormone DHT – thủ phạm của 80% các trường hợp rụng tóc hói đầu. Khi nội tiết nam suy giảm, hormone DHT tăng lên này làm cho nang tóc bị teo nhỏ, tiết nhiều bã nhờn khiến tóc bị bít kín, không nhận đủ dưỡng chất dần suy yếu và rụng. Maxxhair chứa phức hợp kẽm và l’arginin sẽ làm giảm hormone DHT, từ đó ngăn ngừa rụng tóc triệt để từ sâu bên trong. Các thành phần khác như: Hà thủ ô đỏ, Vitamin B5; Biotin; Cao thân cành, rễ dâu tằm; bột nấm tai mèo… là những thảo dược và dưỡng chất vốn được biết đến là vô cùng tốt cho tóc, giúp tóc con mọc nhanh, chắc khỏe đen và bóng mượt, nhờ đó cải thiện mái tóc thưa hiệu quả. ⏩ Để tìm Mua Maxxhair tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY ⏩ Hoặc Đặt mua trực tiếp tại Công ty (giao hàng tận nhà) xem TẠI ĐÂY Triệu chứng tóc rụng nhiều không khó để nhận biết, tuy nhiên, bạn cũng cần quan tâm tới mái tóc của mình nhiều hơn để sớm nhận ra sự thay đổi trên mái tóc của mình. Từ đó, sớm tìm ra nguyên nhân tóc rụng nhiều và có hướng giải quyết phù hợp.  Chia sẻ Chia sẻ

Rụng tóc cần làm xét nghiệm gì?

Tóc rụng nhiều bất thường không chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti về vẻ ngoài mà còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh lý. Để tìm hiểu chính xác xem liệu tình trạng rụng tóc của bạn nguyên do đến từ đâu, có nguy hiểm không, khắc phục bằng cách nào bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều người thắc mắc rụng tóc cần làm những xét nghiệm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Mục lụcBạn bị rụng tóc nhiều – tại sao?Rụng tóc khi nào nên đi khám bác sĩ?Rụng tóc cần làm những xét nghiệm gì?1. Tìm hiểu triệu chứng, khảo sát về tiền sử bệnh tật và lối sống2. Kiểm tra trực quan, soi da và chẩn đoán bằng máy tính3. Nghiên cứu các mẫu xét nghiệm của tóc4. Chụp ảnh quang phổKhắc phục tình trạng tóc rụng tại nhà1. Chăm sóc tóc đúng cách2. Chế độ ăn bổ sung các dưỡng chất tốt cho tóc3. Uống nhiều nước4. Ủ tóc với các nguyên liệu tự nhiên5. Loại bỏ các thói quen xấu Bạn bị rụng tóc nhiều – tại sao? Rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường, diễn ra hàng ngày. Mỗi sợi tóc có chu kỳ sống từ 8 tháng đến 1 năm, do đó, khi tóc tổn thương, già yếu và rụng đi là điều hết sức bình thường. Trung bình mỗi ngày mỗi người có thể rụng từ 50-100 sợi tóc. Sau khi tóc rụng, tóc con mới sẽ mọc lên để bù lại số lượng tóc đã rụng, giúp duy trì độ dày ổn định cho mái tóc. Với những trường hợp tóc rụng hơn 100 sợi mỗi ngày và kéo dài trong khoảng thời gian dài thì tình trạng này không còn được coi là bình thường. Khi đó, bạn cần theo dõi và nên tới trung tâm da liễu để kiểm tra, làm các xét nghiệm, nhận tư vấn và điều trị (nếu có) từ bác sĩ chuyên môn. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tóc của bạn rụng dần và khiến mái tóc thưa mỏng. Cùng điểm qua một vài nguyên nhân phổ biến nhất: Do di truyền: Rụng tóc do di truyền có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Khi bạn mang gen rụng tóc từ người thân, nang tóc của bạn sẽ thu nhỏ theo thời gian và ngừng phát triển. Nguyên nhân trực tiếp gây ra rụng tóc di truyền đến từ hormone testosterone trong cơ thể chuyển thành hormone dihydroxy testosterone. Hormone này liên kết với androgen, tác động lên chu kỳ mọc tóc, làm ngắn lại giai đoạn tăng trưởng và thu nhỏ nang tóc. Do thay đổi hormone: Khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết cũng khiến cũng gây ra những xáo trộn cho các cơ quan và bộ phận khác, bao gồm da, tóc,… Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh,… Do chế độ ăn thiếu chất: Dinh dưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của tóc. Khi không được cung cấp đủ dưỡng chất, tóc sẽ yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi tác động xấu dẫn tới rụng tóc. Xem chi tiết bài viết: Tóc rụng nhiều do thiếu chất gì? Do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, bao gồm: thức khuya, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, căng thẳng áp lực kéo dài,… Do tạo kiểu tóc thường xuyên: Việc thay đổi kiểu tóc liên tục, bao gồm uốn, duỗi, nhuộm,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sợi tóc của bạn. Nhiệt độ và hóa chất sẽ lấy đi vẻ đẹp tự nhiên của mái tóc và trả lại cho bạn mái tóc hư tổn, khô xơ, dễ gãy rụng. Do thiếu máu: 95% dưỡng chất đến từ máu, khi bạn gặp vấn đề về máu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, trong đó có rụng tóc. Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc trong quá trình sử dụng có đi kèm một số tác dụng phụ không mong muốn, gây ra tình trạng rụng tóc. Đó có thể là thuốc điều trị ung thư, thuốc tim mạch,… Rụng tóc khi nào nên đi khám bác sĩ? Bởi rụng tóc là hiện tượng xảy ra hàng ngày nên đôi khi chúng ta chủ quan. Chỉ khi xuất hiện các tình trạng nghiêm trọng hơn như hói, rụng tóc thành từng mảng,… chúng ta mới lo lắng và vội vàng tới bệnh viện thăm khám. Để loại bỏ nguy cơ phải đối mặt với những tình huống không mong muốn do rụng tóc quá nhiều gây ra, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau cần tới ngay các cơ sở chuyên khoa da liễu để kiểm tra: Lượng tóc rụng nhiều một cách đột ngột, tóc thưa mỏng đi nhiều Tóc rụng nhiều ngay khi bạn chỉ vuốt tóc nhẹ, chải đầu Tóc rụng thành từng mảng, xuất hiện những vùng tóc thưa, hói Sợi tóc yếu, dễ đứt gãy ngang thân tóc Tóc sau khi rụng mọc chậm trở lại, thậm chí không mọc lại Tham khảo: 7 địa chỉ khám rụng tóc tin cậy Rụng tóc cần làm những xét nghiệm gì? Chẩn đoán chính xác đóng vai trò tiên quyết trong việc điều trị rụng tóc hiệu quả. Chẩn đoán tình trạng của tóc thường bao gồm 4 giai đoạn: Một số bệnh lý về da đầu và tóc có biểu hiện lâm sàng rõ tới mức bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán chính xác ngay từ những bước đầu. Một số khác thì cần làm nhiều xét nghiệm hơn trong trường hợp còn chưa rõ ràng hoặc nghi ngờ rụng tóc đến từ một nguyên nhân bệnh lý. 1. Tìm hiểu triệu chứng, khảo sát về tiền sử bệnh tật và lối sống Ở giai đoạn này, bác sĩ phân biệt các vấn đề rụng tóc do di truyền không, các dạng rụng tóc mãn tính và cấp tính, phát hiện những sai lầm trong việc chăm sóc tóc và da đầu. Để xác định nguyên nhân gây rụng tóc, bác sĩ da liễu sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi: Thời điểm bắt đầu rụng tóc là khi nào? Tình trạng, biểu hiện rụng tóc của bạn như thế nào? Kiểu tóc bạn thường hay để? Trong gia đình bạn có ai cũng bị rụng tóc nhiều, hói đầu không? Bạn có đang mắc bệnh lý nào không? Bạn có đang dùng thuốc tây y? … 2. Kiểm tra trực quan, soi da và chẩn đoán bằng máy tính Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ: Xác định xem bạn có gặp phải loại rụng tóc theo nếp nhăn hay không Xác định vị trí rụng tóc (trên toàn bộ da đầu hoặc khu trú ở vùng trán) Xác định sự hiện diện, mức độ và khu trú của tóc mỏng, loại trừ hoặc xác nhận bản chất khu trú của tóc Kiểm tra sự hiện diện của viêm, bong tróc và các vấn đề da liễu khác Đánh giá thân tóc: khô/dễ gãy//cắt ngang đuôi tóc/thiếu độ bóng,… Tiến hành soi da và chẩn đoán bằng máy tính, các bức ảnh được chụp ở vùng đỉnh và vùng chẩm của da đầu Đánh giá mức độ ở vùng đỉnh và vùng chẩm đường kính tóc trung bình và tỷ lệ phần trăm lông tơ, tóc mỏng Các việc làm trong giai đoạn này hầu hết các trường hợp có thể giúp bác sĩ xác định dạng rụng tóc, mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tuy nhiên, để nắm được chính xác về vấn đề da đầu việc điều trị có thể khác nhau và cần có thêm các xét nghiệm cụ thể: xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, chụp ảnh quang tuyến, làm sinh thiết da đầu. 3. Nghiên cứu các mẫu xét nghiệm của tóc Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện nếu cần thiết để làm rõ chẩn đoán hoặc để loại trừ các yếu tố làm trầm trọng thêm diễn biến của quá trình rụng tóc (đối với rụng tóc từng mảng hoặc rụng tóc nội tiết tố) Xét nghiệm máu Được coi là yêu cầu bắt buộc đối với trường hợp rụng tóc ở nữ giới nhằm loại trừ tình trạng thiếu máu, thiếu sắt tiềm ẩn, rối loạn chức năng tuyến giáp. Trường hợp có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn kiêng giảm cân cũng nên xét nghiệm máu để loại trừ thiếu đạm và khoáng chất vi lượng. Nếu có nghi ngờ ảnh hưởng của nội tiết tố androgen (nội tiết tố nam) gây rụng tóc, cần kiểm tra chức năng của tuyến thượng thận và buồng trứng. Trường hợp các tổn thương trên da đầu quá nhiều không chỉ đến từ một kiểu rụng tóc gây ra, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết da đầu. Bác sĩ da liễu sẽ sử dụng một loại thiết bị có kích thước và hình dạng tương tự một cây bút chì để chọc vào phần da đầu và lấy đi một phần mẫu mô nhỏ. Mẫu này sẽ được mang đi thí nghiệm và phân tích. 4. Chụp ảnh quang phổ Hiện nay phương pháp chụp ảnh quang phổ thường được thực hiện trong khám lâm sang bởi mang lại hiệu quả cao và giá thành phải chăng. Phương pháp này có thể giúp phát hiện sớm các chứng rụng tóc nội tiết nam, chẩn đoán phân biệt được giữa AGA và SA Telogen lan tỏa mãn tính. Ngoài ra, trong quá trình khám, bác sĩ có thể Thử nghiệm lực kéo của tóc: Bác sĩ sẽ nắm lấy các phần tóc nhỏ (khoảng 35-40 sợi tóc) từ các phần khác nhau trên da đầu và thực hiện kéo nhẹ. Khi kéo xong nếu có từ 5 sợi tóc trở lên rụng thì có thể bạn đang mắc chứng rụng tóc. Để kiểm tra sức khỏe của mái tóc, bác sĩ có thể nắm một phần tóc và giữ bằng hai tây, một phần ở phần chân tóc và một ở gần ngọn tóc và thực hiện kéo, kiểm tra xem có sợi tóc nào bị đứt ở giữa không. Qua đây có thể phần nào xác định được độ giòn hoặc dễ gãy của sợi tóc. Tìm hiểu thêm: Tóc rụng nhiều là bị bệnh gì? Khắc phục tình trạng tóc rụng tại nhà Sau khi làm xét nghiệm, bạn sẽ được bác sĩ kết luận về tình trạng rụng tóc của mình và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để giúp tóc giảm rụng, kích thích tóc mọc chắc khỏe, mượt mà bạn cũng nên chú ý tới những điều dưới đây: 1. Chăm sóc tóc đúng cách Trong quá trình chăm sóc tóc bạn cần lưu ý: Gội đầu 3-4 lần/tuần Lựa chọn loại dầu gội và dầu xả phù hợp với loại da đầu và chất tóc của bạn Nên gội đầu vào nước mát vào mùa nóng và nước ấm vào mùa lạnh. Nhiệt độ phù hợp là khoảng 30 độ C. Hạn chế chải đầu khi tóc ướt Sau khi gội đầu nên lau tóc khô bớt bằng khăn vải xô, sau đó sấy tóc ở chế độ quạt gió. Không sấy tóc đến khô hoàn toàn, cần để lại độ ẩm 20% và thoa dưỡng tóc. Bảo vệ tóc cẩn thận khi đi ra ngoài, tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi ô nhiễm,… Massage da đầu bằng tinh dầu kích thích mọc tóc (tinh dầu bưởi, dầu dừa,…) hàng ngày trong 10-15 phút 2. Chế độ ăn bổ sung các dưỡng chất tốt cho tóc Một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng không chỉ giúp cho tóc của bạn sớm mọc, mượt mà mà còn có ý nghĩa tích cực cho cả sức khỏe tổng quan của bạn. Chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết dưới đây: Protein: thịt, cá, trứng, sữa,… Sắt: rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, hạt diêm mạch,… Kẽm: thịt, động vật có vỏ, đậu, các loại hạt,… Vitamin B12: cá hồi, cá mòi, ngũ cốc, ngao, trứng, sữa,… Vitamin B7 (biotin): cà rốt, nấm, rau chân vịt, quả óc chó,… Vitamin E: hạt hướng dương, hạnh nhân, bí đỏ, kiwi,… Axit béo omega 3: các loại cá béo, các loại hạt và quả hạch, dầu oliu,… Tham khảo: 14 thực phẩm giúp tóc nhanh dài và dày 3. Uống nhiều nước Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, làn da căng sáng mịn màng và đặc biệt là giúp cho tóc của bạn chắc khỏe, mượt mà, nhanh mọc. Nước phục hồi các liên kết hư hỏng của sợi tóc, giúp tóc bồng bềnh, óng ả, tràn đầy sức sống. 4. Ủ tóc với các nguyên liệu tự nhiên Nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên phong phú mang đến cho chúng ta những lợi ích vô cùng lớn, trong đó có những nguyên liệu được coi là thảo dược vô cùng tốt cho sự phát triển của tóc, giúp bổ sung dinh dưỡng cho tóc khỏe mạnh, mượt mà và mọc nhanh hơn. Một số loại mặt nạ ủ tóc bạn có thể làm tại nhà: Ủ tóc bằng bơ và sữa chua Ủ tóc bằng dầu dừa Ủ tóc với mật ong và sữa tươi Ủ tóc với bia Ủ tóc với lòng đỏ trứng gà , chuối và mật ong Chi tiết: Cách làm mặt nạ phù hợp với từng loại tóc 5. Loại bỏ các thói quen xấu Những thói quen thiếu lành mạnh có thể khiến bạn rụng tóc nhiều hơn, mau từ bỏ chúng ngay thôi: Thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ Thường xuyên để áp lưc, căng thẳng kéo dài Hút thuốc lá Uống rượu bia nhiều Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và có thể gặp ở nhiều người. Mặc dù đây không phải là vấn đề nguy hiểm tới tính mạng, song phần nào ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đôi khi nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc bạn cần làm là quan tâm đến tóc nhiều hơn, nếu nhận thấy tóc có sự thay đổi bất thường cần sớm đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có được kết quả chính xác nhất về tình trạng tóc cũng như sức khỏe của mình. Chia sẻ Chia sẻ

Nguyên nhân tăng DHT - Thủ phạm gây ra rụng tóc, hói đầu

Nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc, hói đầu là do sự mất cân bằng của hormone DHT. Vậy đâu là nguyên nhân tăng DHT, và hormone này gây rụng tóc như thế nào? Hãy cùng Maxxhair theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho chủ đề này nhé. Mục lụcHormone DHT là gì?DHT gây rụng tóc như thế nào?Nguyên nhân tăng DHT là gì?5-alpha-reductase tăngMất cân bằng nồng độ TestosteroneStressNghiện rượu hay lạm dụng rượuHút thuốc lá nhiềuDo lão hóa, tuổi tácBệnh tiểu đườngSuy thận mạn tínhBệnh lý ở vùng hạ đồi – tuyến yênLàm cách nào để cân bằng nồng độ DHT?Điều trị bằng thuốcĐiều chỉnh lối sốngChế độ ăn uốngMaxxhair – Giúp giảm nồng độ DHT, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả Hormone DHT là gì? DHT là từ viết tắt của Dihydrotestosterone – hormone sinh dục nam có cấu trúc steroid thuộc nhóm hormone androgen và được sản xuất chủ yếu từ tuyến sinh dục. Hormone này tổn tại ở rất nhiều nơi trên cơ thể như: tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Hormone DHT được chuyển hóa từ hormone testosterone thông qua enzyme 5-alpha-reductase (5-AR). Theo nghiên cứu, DHT có hoạt tính mạnh hơn và thời gian hoạt động dài hơn so với hormone testosterone. DHT có vai trò khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Đối với thai nhi nó có vai trò là chất kích thích hình thành dương vật và tuyến tiền liệt. Ở giai đoạn dậy thì, hormone DHT có tác dụng hình thành đặc điểm phân biệt giới tính như: giọng nói, khối lượng cơ, mật độ lông, tóc và cơ quan sinh sản. Trong quá trình chuyển hóa, DHT có tác dụng tăng khối lượng cơ, mật độ xương, hồng cầu, điều hòa hệ miễn dịch, tăng tiết bã nhờn, lông, tóc,… Hormone DHT thường tăng lên khi phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh, ở đàn ông khi có những rối loạn gây suy giảm hormone testosterone. Nếu nồng độ hormone DHT tăng cao bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như: Chậm lành vết thương. Phì đại tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh về tim mạch. Rụng tóc. DHT-la-gi DHT gây rụng tóc như thế nào? Theo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết DHT có thể bám lên các thụ thể ở khu vực nang tóc. Khi nồng độ hormone DHT trong cơ thể tăng cao chúng sẽ di chuyển theo máu đến da đầu và gắn vào các thụ thể này. Từ đó, kích thích nang tóc thu nhỏ lại và rút ngắt quá trình phát triển của tóc. Hiện tượng này sẽ khiến tóc mới mọc ra bị yếu, mảnh và dễ gãy rụng hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, DHT còn kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn khiến chân tóc bị chèn ép, tóc không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến phần chân tóc bị yếu và dễ rụng khỏi da đầu. Nguyên nhân tăng DHT là gì? Sự mất cân bằng về nồng độ hormone trong cơ thể có thể do rất nhiều yếu tố gây ra. Sau đây là những nguyên nhân gây tăng nồng độ DHT. 5-alpha-reductase tăng 5-alpha-reductase (5-AR) là enzyme một loại enzyme tham gia vào quá trình steroid, kích thích testosterone chuyển hóa thành hormone DHT. Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều enzyme 5-AR sẽ làm tăng nồng độ DHT trong cơ thể. Bởi càng nhiều enzyme này thì nồng độ testosterone được chuyển đổi thành DHT càng tăng. Mất cân bằng nồng độ Testosterone Sự tăng hoặc giảm bất thường của nồng độ Testosterone sẽ khiến nồng độ DHT tăng cao. Nếu hàm Testosterone tăng cao so với bình thường, cơ thể sẽ sản sinh ra enzyme 5-AR để chuyển hóa lượng hormone dư thừa thành DHT. Khi nồng độ Testosterone bị suy giảm, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra lượng DHT nhiều hơn so với bình thường để bù đắp cho lượng Testosterone bị thiếu hụt. Stress Khi cơ thể bị stress quá mức sẽ khiến tuyến tượng thận giải phóng hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh để phản ứng lại với stress. Tuy nhiên, khi nồng độ hormone cortisol tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản sinh và chuyển đổi các hormone giới tính như: testosterone, DHT,  estrogen, progesterone,… Stress có thể là nguyên nhân gây tăng hormone DHT. Nghiện rượu hay lạm dụng rượu Việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhiễm xenoestrogen gây mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Hơn thế nữa, xenoestrogen còn được xem như là một estrogen ngoại lai. Khi cơ thể nam giới có nồng độ estrogen ngoại lại tăng cao sẽ gây ra suy giảm nội tiết tố nam. Hút thuốc lá nhiều Theo một số nghiên cứu, việc hút thuốc quá nhiều còn làm suy giảm nồng độ hormone trong cơ thể. Ở nam giới, những người hút nhiều thuốc lá có nồng độ testosterone thấp và có nồng độ hormone nữ hóa tăng cao. Bên cạnh đó nó còn gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nam giới. Do lão hóa, tuổi tác Từ 40 tuổi trở đi, nồng độ hormone Testosterone suy khoảng 30% và tiếp tục giảm theo tỉ lệ thuận với độ tuổi. Và ngược lại với đó là nồng độ DHT càng ngày càng tăng cao. Khi tuổi càng cao, nồng độ Testosterone suy nhưng DHT lại tăng dần. Bệnh tiểu đường Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 đều gây ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục nam. Theo một số nghiên cứu, bị tiểu đường kèm theo tình trạng thừa cân sẽ khiến nồng độ testosterone bị suy giảm. Từ đó, khiến cơ thể tăng việc sản xuất hormone DHT. Suy thận mạn tính Khi cơ thể bị suy tuyến thượng thận, nồng độ hormone cortisol sẽ được tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Chính điều này, sẽ khiến nồng độ hormon sinh dục nam và nữ bị suy giảm. Bệnh lý ở vùng hạ đồi – tuyến yên GnRH và FSH/LH là các hormone được tiết ra ở vùng hạ đồi và tuyến yên. Khi 2 vùng này bị bệnh sẽ làm suy giảm nồng độ hormone GnRH và FSH/LH gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra Testosterone, DHT của tinh hoàn. Làm cách nào để cân bằng nồng độ DHT? Để nồng độ DHT về mức cân bằng bạn có thể điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống, lối sống, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Sau đây là những cách để cân bằng nồng độ DHT trong cơ thể. Điều trị bằng thuốc Hiện nay để hạn chế tình trạng tăng nồng độ hormone DHT trong cơ thể, các bác sĩ có thể kê cho bạn dùng thuốc Finasteride. Đây là một hoạt chất được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong việc điều trị rụng tóc vào tháng 12 năm 1997. Như chúng ta đã biết 5-alpha reductase là một enzyme cần thiết trong quá trình chuyển đổi từ testosterone thành hormone dehydrotestosteron (DHT). Để hạn chế việc sản sinh ra DTH, hoạt chất Finasteride sẽ ức chế hoạt động của emzyme 5-alpha reductase, từ đó hạn chế quá trình chuyển hóa từ testosterone tự do thành DHT. Theo một số nghiên cứu, khi sử dụng finasteride liều 1mg/ngày có thể làm giảm khoảng 70% nồng độ DTH trong huyết thanh và từ 40%-60% nồng độ hormone này tại da đầu. Chính nhờ việc giảm nồng độ DHT mà hoạt chất finasteride có thể ngăn chặn tình trạng rụng tóc ở 86% nam giới. Cơ chế làm giảm nồng độ DHT của Finasteride. Điều chỉnh lối sống Lối sống khoa học và lành mạnh là một trong những phương pháp giúp điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể về mức cân bằng. Sau đây là những điểm bạn cần điều chỉnh trong lối sống của của mình. Cai thuốc lá: Như chúng ta đã biết việc hút thuốc lá quá nhiều có thể gây tăng DHT và tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, để nồng độ DHT trở về bình thường bạn nên hạn chế hoặc cai thuốc lá. Đi massage để giảm stress: Khi cơ thể bị stress kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone DHT hơn. Chính vì thế, bạn có thể lựa chọn phương pháp massage để làm giảm tình trạng stress, giúp cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn. Tập thể dục: Tình trạng thừa cân và lối sống ít vận động sẽ khiến bạn gặp phải nhiều bệnh lý như: tiểu đường, suy giáp, suy thận,… Để cơ thể luôn khỏe mạnh và hạn chế được các nguyên nhân gây tăng nồng độ DHT bạn có thể luyện tập thể dục 20 phút mỗi ngày. Chế độ ăn uống Để kiểm soát được nồng DHT bạn có thể điều chỉnh bằng việc thay đổi chế độ ăn uống. Sau đây là một số lưu ý sẽ giúp bạn giảm nồng độ DHT trong cơ thể. Bổ sung thực phẩm giàu lycopene Các loại thực phẩm như cà chua, cà rốt, xoài, dưa hấu rất giàu lycopene. Đây là một hoạt chất có thể ức chế hormone DHT, đồng thời ngăn chặn một số bệnh mãn tính gây tăng nồng độ DHT như: ung thư tuyến tiền liệt, tiểu đường,… Lycopene là hoạt chất có thể ức chế hormone DHT. Bổ sung thực phẩm giàu l’Arginine và kẽm Hai vi chất này có tác dụng làm tăng nồng độ testosterone trong cơ thể. Khi testosterone về trạng thái cân bằng thì cơ thể sẽ dừng sản xuất DHT. Một số thực phẩm chứa nhiều l’Arginine và kẽm mà bạn có thể tham khảo như: hạnh nhân, hạt điều, rau cải xoăn, rau bina,… Uống trà xanh Trong lá trà có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh, đồng thời còn làm chậm hoặc ngăn chặn sự chuyển hóa testosterone thành DHT. Do đó, để hạn chế việc sản sinh ra nhiều DHT bạn có thể lựa chọn một số loại trà để uống hàng ngày. Maxxhair – Giúp giảm nồng độ DHT, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe để cân bằng nồng độ hormone DHT trong cơ thể. Hiện nay, Maxxhair là sản phẩm nổi bật nhất trên thị trường trong việc ức chế sự tăng sinh của hormone DTH, cải thiện tình trạng rụng tóc ở cả nam và nữ nhờ có thành phần Kẽm và L’Arginine. Maxxhair có thể ức chế sự tăng sinh của hormone DTH. Hai vi chất này giúp giảm nồng độ DHT trong cơ thể thông qua việc ức chế chuyển hóa testosterone thành DHT. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra testosterone, khi hormone này đạt mức độ cân bằng cơ thể sẽ không sản sinh ra DHT nữa. Bên cạnh đó, Maxxhair còn chứa Polyaktiv được chiết xuất từ mầm gạo Ozyra sative có khả năng hỗ trợ nang tóc phát triển nhanh hơn 60% so với bình thường. Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa Vitamin và các khoáng chất như: Vitamin B5, Biotin, Hà thủ ô đỏ, Cao dâu tằm, Bột mộc nhĩ… giúp cho sợi tóc mọc lên đen và chắc khỏe hơn. Bạn được khuyên nên sử dụng đúng theo liệu trình để có kết quả khắc phục tình trạng rụng tóc toàn thể hiệu quả cao nhất. Trên đây là những nguyên nhân tăng DHT và cách cân bằng nồng độ hormone này để cải thiện chứng rụng tóc, hói đầu. Chúc bạn có sớm có một mái tóc dày và đen bóng. Nguồn tham khảo https://vi.wikipedia.org/wiki/Dihydrotestosterone https://www.healthline.com/health/dht https://www.webmd.com/connect-to-care/hair-loss/symptoms-of-high-dht https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557634/ Chia sẻ Chia sẻ

Hé lộ điều ít ai biết về nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ em khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng, không biết con mình có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không. Để có câu trả lời cho chủ đề này, cha mẹ hãy cùng Maxxhair tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra rụng tóc ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé. Mục lụcNguyên nhân rụng tóc không liên quan đến bệnh lýRụng tóc tự nhiên ở trẻ sơ sinhĐầu bị ma sát nhiềuBuộc tóc quá chặtHóa chất trong làm tócTiếp xúc với nhiệt độ caoNguyên nhân rụng tóc do bệnh lýTrẻ bị rụng tóc trong giai đoạn TelogenBệnh lupusHội chứng nghiện giật tócSuy tuyến giápRụng tóc do mắc bệnh alopecia areataRụng tóc do nấm da đầuRụng tóc do thiếu dưỡng chấtRụng tóc do hóa trị ung thư Nguyên nhân rụng tóc không liên quan đến bệnh lý Rụng tóc ở trẻ em có thể do rất nhiều yếu tố không phải bệnh lý gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp phải. Rụng tóc tự nhiên ở trẻ sơ sinh Rụng tóc ở trẻ sơ sinh một hiện tượng phổ biến, mẹ không cần lo lắng quá. Bởi khoảng thời gian này, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bé bắt đầu thay đổi để thích ứng với môi trường bên ngoài tử cung. Do đó mẹ sẽ thấy bé bị rụng tóc nhiều trong khoảng 6 tháng đầu đời. Thông thường tóc sẽ bắt đầu rụng từ tuần thứ 8 hoặc tuần thứ 12, và tóc của trẻ có thể mọc lại từ tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 7. Nhưng phải đến khoảng 2 tuổi thì tóc của bé mới đẹp được. Đầu bị ma sát nhiều Rụng tóc do ma sát còn được gọi là rụng tóc vùng chẩm ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính là do da đầu của trẻ bị cọ xát vào các bề mặt cứng như: gối, ga giường, nệm cũi. Những phần da đầu bị cọ xát càng nhiều thì càng có xu hướng bị rụng tóc. Tình trạng rụng tóc sẽ dừng lại khi bé bắt đầu biết ngồi hoặc hành vi cọ đầu dừng lại. Đầu trẻ bị ma sát nhiều cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Buộc tóc quá chặt Việc mẹ búi tóc hay buộc tóc quá chặt có thể kéo tóc của bé ra khỏi nang lông, rễ tóc bị nới lỏng và dễ bị gãy rụng. Bên cạnh đó, buộc quá chặt còn làm giảm lượng máu lưu thông đến da đầu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tóc. Đồng thời còn gây ra cảm giác căng thẳng, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh đau nửa đầu. Hóa chất trong làm tóc Trong các hóa chất được sử dụng để làm tóc có chứa một lượng lớn chất hữu bay hơi và kim loại nặng. Các chất này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu và gây tổn hại đến tế bào nang tóc của trẻ. Khi tế bào nang tóc bị tổn thương, không thể hấp thu dưỡng chất dẫn tới tóc bị gãy dụng. Hóa chất khi làm tóc có thể gây ra hiện tượng rụng tóc ở trẻ. Tiếp xúc với nhiệt độ cao Khi gội đầu bằng nước nóng, sấy tóc, hay tạo kiểu bằng nhiệt độ cao sẽ khiến tóc của trẻ bị khô, hư tổn. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng rụng tóc. Để hạn chế tình trạng rụng tóc ở trẻ em, mẹ nên gội đầu cho bé bằng nước ấm, hạn chế việc sấy tóc ở nhiệt độ cao. Nguyên nhân rụng tóc do bệnh lý Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau. Trẻ bị rụng tóc trong giai đoạn Telogen Rụng tóc Telogen còn có tên khác là Telogen Effluvium (TE), điểm nổi bật của tình trạng này là tóc của trẻ rụng đồng loại sau khi trải qua một cơn sốt, hoặc một ca phẫu thuật. Nếu trẻ bị căng thẳng kéo dài cũng có thể bị rụng tóc kiểu này. Biểu hiện rụng tóc Telogen là số lượng tóc rụng có thể vượt hơn 100 sợi một ngày, và rụng đều toàn bộ đầu kiến mái tóc của trẻ bị thưa dần. Rụng tóc kiểu Telogen được chia làm 2 loại là: Rụng tóc Telogen cấp tính: Triệu chứng rụng tóc sẽ thuyên giảm sau 3 tháng. Rụng tóc Telogen mãn tính: Tình trạng rụng tóc kéo dài 6 tháng và có thể làm tóc bị mỏng suốt đời, không phục hồi được độ dày như xưa. Bệnh lupus Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em có thể do mặc phải bệnh lupus. Bệnh lý này có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng dần, và tùy từng trẻ mà tóc có thể mọc lại hoặc không. Khi phát bệnh số lượng tóc rụng có thể tăng cao hơn so với bình thường. Lượng tóc rụng có thể thấy rõ khi mẹ gội đầu hoặc chải tóc cho bé. Bệnh lupus có thể gây rụng tóc ở trẻ nhỏ. Hội chứng nghiện giật tóc Hội chứng nghiện giật tóc ở trẻ còn được gọi là trichotillomania. Đây là một dạng rối loạn kiểm soát xung động, dẫn đến tình trạng phải bứt lông hay tóc ra khỏi cơ thể. Ban đầu trẻ chỉ có thói quen như xoắn tóc nhẹ, vuốt lông mi, lâu dần sẽ tạo thành thói quen phải nhổ tóc mới cảm thấy dễ chịu. Thói quen nghiện giật tóc rất khó bỏ, nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể nhổ trụi cả tóc, lông mi, lông mày và tật xấu này sẽ không giảm mà có xu hướng trầm trọng hơn. Nghiện giật tóc là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em. Suy tuyến giáp Một số hormone được sản xuất ở tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các nang tóc. Khi bị bệnh lý về tuyển giáp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể khiến tóc trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: ở người bị suy giáp, việc sản xuất bã nhờn ở da đầu cung kém hơn so với bình thường. Đây chính là lý do khiến tóc của người bệnh trở nên khô, da đầu dễ bị nấm và tóc dễ gãy rụng hơn. Tình trạng rụng tóc do suy tuyến giáp rất khó nhận biết, do đó khi thấy trẻ có những dấu hiệu như: cơ thể lạnh hơn so với bình thường, tăng cân đột ngột, hay mệt mỏi, thấp thỏm và chán nản các bậc phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị. Rụng tóc do mắc bệnh alopecia areata Rụng tóc do alopecia areata còn có tên gọi khác là rụng tóc từng vùng. Đây là một dạng rụng tóc lành tính, không gây sẹo, không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cảm xúc của trẻ. Rụng tóc từng mảng có thể xảy ra khi mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của trẻ tự tấn công chính cơ thể của bé. Với chứng rụng tóc alopecia Areata, các nang tóc là yếu tố bị tấn công nhiều nhất. Hiện này khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của chứng bệnh này. Nhưng có nhiều giả thiết cho rằng yếu tố về gen có thể ảnh hưởng nhiều đến tình trạng rụng tóc từ vùng. Rụng tóc do nấm da đầu Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em có thể là do một số loại nấm như Trichophyton hay Microsporum gây ra. Những loại nấm này thường cư trú ở vùng da đầu ẩm ướt. Chính vì vậy, nếu trẻ vệ sinh kém hay để tóc ẩm khi đi ngủ rất dễ bị nấm xâm nhập vào da đầu. Bệnh này có thể lây lan từ người này qua người khác nếu sử dụng chung lược, khăn tắm, gối của người bị bệnh. Ngoài việc bị rụng tóc thì trẻ còn gặp phải một số triệu chứng như: ngứa da đầu, có vảy loang lổ, xuất hiện mảng đỏ, sưng, đau, sốt,… Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ trở nặng, da đầu dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, nhiều nơi tóc không thể mọc lại được nữa. Chính vì thế, khi bậc phụ huynh thấy bé có những triệu chứng như trên, nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Nấm là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em Rụng tóc do thiếu dưỡng chất Hiện tượng rụng tóc ở trẻ có thể là dấu hiệu bé đang bị thiếu hụt các dưỡng chất như: Protein: Là một thành phần quan trọng trong cấu tạo của sợi tóc. Nếu cơ thể bị thiếu hụt protein, sợi tóc sẽ bị hư tổn, suy yếu và dễ gãy rụng. Vitamin H: Đây là một vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp keratin – thành phần chính trong cấu tạo của tóc. Nếu cơ thể bé bị thiếu hụt vitamin này, mái tóc sẽ bị khô xơ và gãy rụng. Vitamin C: Đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, sức đề kháng sẽ suy giảm khiến tóc dễ bị tổn thương do tiếp xúc với các tác động xấu từ môi trường xung quanh. Kẽm: Có vai trò trong việc cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Khi thiếu hụt vitamin này, cơ thể có thể làm tăng nồng độ hormone DHT gây ra hiện tượng rụng tóc ở trẻ. Sắt: Là vi chất quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầu. Hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy và dưỡng chất đến nang tóc. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ làm giảm số lượng hồng cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang tóc và tăng nguy cơ rụng tóc. Canxi: Không chỉ có tác dụng duy trì hệ xương khỏe mạnh mà nó còn đảm bảo sự phát triển của răng, tóc và móng. Nếu cơ thể bị thiếu canxi sẽ gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ. Cơ thể thiếu sắt là nguyên nhân gây ra rụng tóc. Rụng tóc do hóa trị ung thư Một số trẻ đang điều trị ung thư bằng hóa chất sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc. Thuốc hóa chất được truyền vào cơ thể có thể gây tổn thương cho tế bào ở chân tóc, gây nên hiện tượng rụng tóc. Tình trạng rụng tóc nhiều hay ít phụ thuộc vào loại hoá chất và liều được sử dụng. Hiện tượng rụng tóc thường bắt đầu sau  2 hoặc 4 tuần truyền hóa chất, tóc có thể mọc lại sau khi kết thúc quá trình điều trị. Để hạn chế ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, cha mẹ nên chủ động cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc đầu cho trẻ trước khi bước vào điều trị. Điều này sẽ giúp trẻ bớt lo lắng khi nhìn thấy tóc cảnh của mình bị rụng nhiều và tâm lý được thoải mái hơn trong quá trình điều trị bệnh. Trên đây là những nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong việc xác định đâu là nguyên nhân gây rụng tóc ở bé nhà mình. Nguồn tham khảo https://vienyhocungdung.vn/rung-toc-o-tre-nho-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-20210916095534621.htm http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/nguyen-nhan-rung-toc-sau-gay-o-tre-so-sinh/30783278 http://www.benhvien103.vn/rung-toc/ Chia sẻ Chia sẻ

Rụng tóc do nội tiết: Hiểu đúng để điều trị hiệu quả

Khi nhắc đến rụng tóc do nội tiết mất cân bằng, mọi người thường nghĩ ngay đến các loại hormone như testosterone, cortisol hoặc hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, không ít nghiên cứu đã chứng minh có hơn 5 loại nội tiết tố khác nhau có thể khiến tóc bạn rụng hơn 100 sợi mỗi ngày. Vậy đó có thể là những loại nào? Hãy cùng Maxxhair tìm hiểu để có cách cải thiện hiệu quả. Mục lụcCác loại nội tiết tác động đến quá trình rụng tócAndrogenHormones tuyến giápCortisolNội tiết tố sinh dụcProlactin (PRL)Galanin (GAL)Hormone giải phóng corticotropin (CRH)3 giai đoạn rụng tóc do nội tiết phổ biến ở phụ nữGợi ý những cách điều trị rụng tóc do nội tiếtSử dụng thuốc uốngLiệu pháp thay thế hormone (HRT)Cấy ghép nang tócMaxxhair – Giải pháp kích thích mọc tóc hiệu quả hàng đầu Chu kỳ phát triển của nang tóc được chia làm ba giai đoạn chính gồm: Tăng trưởng (anagen) chiếm 85 – 95% lượng tóc; Ngưng mọc (catagen) chiếm 1 – 2% lượng tóc; Nghỉ ngơi (telogen) chiếm 5 – 10% lượng tóc. Rụng tóc do nội tiết tố mất cân bằng có tác động mạnh mẽ đến chu kỳ phát triển bình thường của nang tóc, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng. Các loại nội tiết tác động đến quá trình rụng tóc Có nhiều dạng rụng tóc khác nhau, trong đó rụng tóc do nội tiết là mối lo ngại của phần lớn những người ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ. Dưới đây là những loại hormone có tác động đến quá trình phát triển và rụng tóc mà Maxxhair đã tổng hợp được. Androgen Androgen là nội tiết tố sinh dục được sản sinh bởi tuyến thượng thận, tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), não và nhau thai ở phụ nữ mang thai. Sự kích hoạt của các thụ thể androgen làm rút ngắn giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ phát triển bình thường của nang tóc. Dihydrotestosterone (DHT) là một androgen nội sinh, được tạo ra từ testosterone thông qua hoạt động của enzyme 5α-Reductase. Nam và nữ bị rụng tóc do nội tiết tố nam thường có nồng độ DHT cao hơn. Sự kích hoạt quá mức DHT khiến các nang lông bị thu nhỏ, rút ngắn giai đoạn phát triển (anagen) của tóc. Điều này cũng khiến các nang tóc yếu hơn, không thể xuyên qua lớp biểu bì để phát triển bình thường. Rụng tóc do nội tiết androgen thường bắt đầu từ sau tuổi dậy thì, chiếm 70% ở nam và 40% ở nữ. Với nam giới, mái tóc sẽ bắt đầu mỏng dần ở phía trước trán, sau đó lan dần đến đỉnh. Ở phụ nữ, tóc sẽ bắt đầu rụng từ phần đỉnh. Rụng tóc do nội tiết androgen ở nữ khiến tóc mỏng dần từ đỉnh đầu Hormones tuyến giáp Suy giáp hay cường giáp cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc do nội tiết. Mối quan hệ này đã được chứng minh thông qua một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015. Nghiên cứu này đã chỉ ra, hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội môi ở da. Với những người bị suy giáp hoặc cường giáp, lớp biểu bì sẽ bị mỏng đi khiến tóc yếu hơn, điều này cũng rút ngắn “tuổi thọ” của sợi tóc. Cortisol Cortisol là một loại hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận, giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là kiểm soát căng thẳng. Cortisol có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc với hai hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp: Tác động trực tiếp đến các nang lông. Tác động đến việc sản xuất các hormone khác cần thiết cho sự phát triển của tóc. Cortisol có liên quan đến một số bệnh có thể gây rụng tóc. Một nghiên cứu khác còn cho rằng, nồng độ cortisol tăng lên có thể làm giảm hiệu suất sản sinh một số chất điều biến chính của chu kỳ tóc là hyaluronans và proteoglycans. Nội tiết tố sinh dục Estradiol (hoặc Estrogen) Rụng tóc do nội tiết estradiol bị mất cân bằng xảy ra chủ yếu ở phụ nữ. Bởi lẽ, nội tiết tố này có thể làm thay đổi chu kỳ phát triển của nang tóc bằng cách liên kết với các thụ thể estrogen. Theo các nghiên cứu, khi nồng độ estrogen trong cơ thể cao, tỷ lệ rụng tóc sẽ giảm, mái tóc của bạn sẽ dày hơn. Ngược lại, khi nồng độ estrogen hạ thấp, có thể gây ra rụng tóc kiểu nữ (FPHL). Progesterone Progesterone là một loại hormone sinh dục tự nhiên được sản xuất trong cơ thể của cả phụ nữ lẫn nam giới. Thiếu nội tiết tố này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra rụng tóc do nội tiết. Theo nghiên cứu, progesterone là một chất ức chế 5α-Reductase, một loại enzyme chuyển đổi testosterone thành DHT – Nguyên nhân chính gây hói đầu ở nam và rụng tóc ở nữ. Do đó, khi progesterone trong cơ thể hạ thấp sẽ tạo điều kiện cho 5α-Reductase dễ dàng chuyển đổi tạo ra nhiều DHT, khiến tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày. Progesterone hạ thấp khiến hàm lượng DHT dẫn đến tình trạng hói đầu ở nam giới Prolactin (PRL) Nội tiết tố này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa ở phụ nữ thời kỳ sinh con, đồng thời điều chỉnh hệ thống miễn dịch, quá trình trao đổi chất của cơ thể. Mức PRL bình thường dao động từ 2 – 0.025mg/ml, nếu cao hơn 0.2mg/ml được coi là bệnh lý tăng prolactin máu. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 đã nhận định, tăng prolactin máu cùng với suy giáp là nguyên nhân của chứng rụng tóc do nội tiết tố nam ở phụ nữ. Một nghiên cứu khác còn cho thấy, 0.4mg/ml prolactin có thể ức chế quá trình dài ra của sợi tóc, rút ngắn giai đoạn catagen, đồng thời khiến nang tóc yếu dần. Ngoài ra, tình trạng prolactin cao còn thúc đẩy rụng tóc nhanh chóng do các vấn đề về da đầu. Galanin (GAL) GAL là một neuropeptide phân bố rộng rãi khắp hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Các nghiên cứu đã chỉ ra, chất dẫn truyền thần kinh này có thể ức chế sự phát triển của tóc, làm giảm sự gia tăng của tế bào sừng, rút ​​ngắn giai đoạn anagen và giảm sự dài ra của sợi tóc. Hormone giải phóng corticotropin (CRH) CRH được tiết ra bởi nhân cận thiết ở vùng dưới đồi dưới sự điều khiển của trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, CRH là chất ức chế quá trình sinh trưởng của sợi tóc và thúc đẩy giai đoạn catagen kết thúc sớm hơn. Ngoài ra, hormone này cũng có ảnh hưởng đến sự gia tăng của tế bào sừng trong chất nền tóc khiến tóc của bạn xơ yếu và rụng nhiều hơn mức bình thường. Mất cân bằng CRH cũng là nguyên nhân khiến tóc bạn rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày Có thể thấy, rụng tóc do nội tiết tố mất cân bằng không chỉ dừng lại ở 3 loại hormone testosterone, cortisol hoặc hormone tuyến giáp mà còn chịu sự chi phối của hàng loạt hormone trong cơ thể. 3 giai đoạn rụng tóc do nội tiết phổ biến ở phụ nữ Có 3 giai đoạn rụng tóc do nội tiết diễn ra rất phổ biến ở phụ nữ gồm: Độ tuổi sinh sản, thời kỳ mang thai và thời kỳ mãn kinh. Cùng Maxxhair tìm hiểu hoạt động của các hormone trong giai đoạn này. Độ tuổi sinh sản Cơ thể phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn của một số nội tiết tố, chẳng hạn tăng prolactin máu, các bệnh tuyến giáp. Điều này làm ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển bình thường của tóc, có thể gây ra rụng tóc kiểu phụ nữ (FPHL) hoặc các dạng rụng tóc khác. Thời kỳ mang thai Mang thai thường đi kèm với tình trạng mọc lông um tùm do các yếu tố tăng trưởng, nội tiết tố hoạt động ổn định hơn. Sau khi sinh, lượng hormone này sẽ giảm mạnh gây ra tình trạng tóc rụng nhiều. Thời kỳ mãn kinh Có thể phụ nữ sản xuất một lượng nhỏ hormone testosterone và được cân bằng bởi một lượng lớn estrogen. Khi mức độ estrogen hạ xuống trong và sau thời kỳ mãn kinh, testosterone sẽ tăng lên và chuyển đổi thành DHT, dẫn đến tình trạng rụng tóc do nội tiết. Rụng tóc do nội tiết rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mang thai và mãn kinh Gợi ý những cách điều trị rụng tóc do nội tiết Những cách điều trị rụng tóc do nội tiết phần lớn tập trung vào việc ngăn chặn sự co lại của các nang tóc, thúc đẩy sợi tóc mới mọc trở lại. Sử dụng thuốc, liệu pháp thay thế hormone hoặc cấy tóc,… là những cách điều trị phổ biến. Sử dụng thuốc uống Hai loại thuốc đã được công nhận là có hiệu quả khắc phục chứng rụng tóc do nội tiết là dung dịch Minoxidil bôi tại chỗ (dành cho phụ nữ và nam giới) và viên uống Finasteride – 1mg (chỉ dành cho nam giới. Điều trị tại chỗ với Minoxidil Sử dụng thuốc bôi Minoxidil là phương pháp điều trị hiệu quả chứng rụng tóc do nội tiết ở nam và nữ. Thuốc tác động đến các nang tóc bằng cách tăng cường sự phát triển của tóc và giảm rụng tóc. Trong các nghiên cứu quy mô lớn, Minoxidil đã được chứng minh là có khả năng ngăn rụng tóc ở 80 – 90% số người được điều trị và có khoảng 50% số người có mái tóc dày mượt rõ rệt hơn. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mẩn đỏ, đóng vảy da đầu, viêm da tiếp xúc thậm chí là hội chứng hypertrichosis ở phụ nữ. Thuốc bôi Minoxidil được khuyến nghị sử dụng cho cả nam và nữ Điều trị toàn thân bằng Finasteride Sử dụng Finasteride 1mg mỗi ngày được khuyến nghị sử dụng cho nam giới để điều trị bệnh rụng tóc do nội tiết. Theo nghiên cứu, Finasteride là chất ức chế 5α-Reductase giúp ngăn chặn việc chuyển đổi testosterone thành DHT – nguyên nhân gây hói đầu ở nam giới. Cũng giống như Minoxidil, Finasteride có hiệu quả với 80 – 90% số người được điều trị và khoảng 50% số người có mái tóc dày lên rõ rệt. Cơ thể nam giới dung nạp Finasteride tương đối tốt. Ngược lại, Finasteride được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và không có hiệu quả đối với chứng rụng tóc do nội tiết ở phụ nữ sau mãn kinh. Finasteride (Propecia) được khuyến nghị cho riêng nam giới Liệu pháp thay thế hormone (HRT) Liệu pháp thay thế hormone là phương pháp điều trị rụng tóc do nội tiết rất phổ biến, được khuyến nghị với phụ nữ mãn kinh. Liệu pháp này bao gồm việc bổ sung hormone nữ là estrogen và progesterone từ nhiều nguồn khác nhau như kem bôi, viên uống hoặc miếng dán. Như những phân tích phía trên, estrogen có liên quan đến sự phát triển cũng như tình trạng rụng tóc. Khi mức độ estrogen cao, mái tóc của chị em sẽ dày và mượt hơn. Ngược lại, sau khi mang thai hoặc mãn kinh, tóc sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi khiến tóc rụng nhanh, thậm chí là hói. Liệu pháp thay thế hormone có thể khôi phục mức estrogen, ngăn ngừa các triệu chứng mãn kinh và làm chậm quá trình rụng tóc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại những tác dụng phụ đối với sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư vú (nếu thực hiện HRT lâu dài), tăng nguy cơ ung thư tử vong (nếu không đi kèm liệu pháp progesterone), tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, tăng nguy cơ đông máu,… Một số triệu chứng khác ít nghiêm trọng hơn có thể là chảy máu âm đạo, buồn nôn và đầy hơi, cáu gắt, đau đầu, đau ngực thường xuyên. Cấy ghép nang tóc Cấy ghép nang tóc cũng là một trong những phương pháp điều trị rụng tóc do nội tiết được nhiều người thực hiện. Tóc sẽ được lấy ra từ phần chẩm (vị trí không nhạy cảm với androgen) và cấy vào các khu vực bị ảnh hưởng. Khoảng 10 – 80% sợi tóc được cấy sẽ phát triển trở lại trong ba đến bốn tháng. Tuy nhiên cũng giống như tóc thường, tóc cấy sẽ mỏng dần theo thời gian. Hai kỹ thuật chính được thực hiện khi bạn cấy ghép tóc là FUT và FUE Tác dụng phụ phổ biến nhất của phương pháp cấy tóc chính là sẹo. Ngoài ra, vẫn còn một số triệu chứng tiềm ẩn khác như nhiễm trùng, đóng vảy hoặc chảy mủ xung quanh vị trí phẫu thuật, viêm nang lông,… Có thể thấy, rụng tóc do nội tiết là nỗi ám ảnh của phần lớn chị em phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản, giai đoạn mang thai và mãn kinh. Nó không chỉ chịu ảnh hưởng bởi 3 loại hormone thường được nhắc tới là testosterone, cortisol hoặc hormone tuyến giáp mà còn bởi nội tiết tố sinh dục, PRL, CRH và GAL. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc uống, liệu pháp hormone hoặc cấy ghép nang tóc. Maxxhair – Giải pháp kích thích mọc tóc hiệu quả hàng đầu Song song với việc thực hiện các phương pháp điều trị rụng tóc do nội tiết, bạn có thể tham khảo và sử dụng Maxxhair để nhanh chóng sở hữu mái tóc dày mượt như xưa. Maxxhair là giải pháp bổ sung dinh dưỡng tối ưu giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ mái tóc. Đồng thời kích thích tóc mới mọc nhanh, giảm nguy cơ gãy rụng, giúp tóc luôn ở trạng thái suôn mượt, bóng đẹp. Hoạt chất Poliaktiv chiết xuất từ mầm gạo Ozyra Sativa của Nhật Bản đã được chứng minh khả năng thúc đẩy tóc mới mọc nhanh hơn 60% so với tốc độ bình thường. Kẽm khi kết hợp với acid amin L-Arginine tạo nên bộ đôi giúp cân bằng hàm lượng nội tiết DHT, từ đó giảm nguy cơ tóc gãy rụng, đặc biệt là dạng rụng tóc do nội tiết. Biotin và acid amin L-Carnitine có trong Maxxhair rất hữu hiệu trong việc điều tiết lượng bã nhờn trên da đầu, tạo điều kiện thuận lợi để tóc mới mọc nhanh. Ngoài ra, Biotin còn đảm bảo cho sợi tóc cứng cáp, khỏe mạnh. Đặc biệt hơn cả, viên uống kích thích mọc tóc Maxxhair còn có sự góp mặt của hàng loạt thảo dược tự nhiên rất tốt cho mái tóc như Cao Hà thủ ô đỏ, Cao thân cành và rễ dâu tằm, Bột nấm tai mèo. Để tối ưu hiệu quả của Maxxhair cũng như các phương pháp điều trị rụng tóc do nội tiết, đừng quên kết hợp với chế độ ăn nhiều dưỡng chất (rau xanh, trái cây), chăm sóc tóc đúng cách và duy trì một lối sống lành mạnh. Nếu vẫn còn những thắc mắc về phương pháp chăm sóc mái tóc cần được giải đáp hay cần được tư vấn về sản phẩm hỗ trợ mọc tóc Maxxhair, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1800.1564 (miễn cước) để nhận được lời hồi đáp của các chuyên gia. Tài liệu tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7432488/ – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4454174/ Chia sẻ Chia sẻ

Loading...